Thị trường nông sản thế giới ngày 22/11: Giá cà phê duy trì ổn định
Thứ sáu, 22-11-2024AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 21/11 giá cà phê, giá tiêu ổn định, trong khi giá ngô, giá lúa mì, giá đậu tương, giá đường thô, giá cao su giảm.
Cà phê ổn định
Trên sàn London, giá cà phê Robusta giao tháng 11/2024 giữ tại mức 4.702 USD/tấn. Và kỳ hạn giao tháng 1/2025 neo ở ngưỡng 4.615 USD/tấn.
Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2024 duy trì tại ngưỡng 257,30 cent/lb. Và kỳ hạn giao tháng 3/2025 đi ngang; ở mức 257,30 cent/lb.
Tuần qua, thị trường biến động trái chiều khi giá Robusta kỳ hạn giao tháng 11 giảm tới 124 USD/tấn; còn giá Arabica kỳ hạn giao tháng 12 lại tăng tới 5,25 cent/lb.
Theo các chuyên gia, đồng USD tăng và lượng mua khống trên 2 sàn mạnh đã khiến cà phê giảm giá liên tiếp trong những tuần qua.
Dự báo, tuần này cà phê tiếp tục tăng giá do chịu áp lực từ nguồn cung vụ mới của Việt Nam.
Ngô, lúa mì, đậu tương đồng loạt giảm
Giá lúa mì mùa đông đỏ mềm tháng 3 (WH25) giảm 2,75 cent xuống còn 5,6905 USD/bushel, trong khi lúa mì cứng đỏ mùa đông KC tháng 3 (KWH25) giảm 5,05 cent xuống còn 5,6725 USD/bushel.
Giá lúa mì tương lai trên Sàn giao dịch Chicago giảm khi các nhà giao dịch điều chỉnh vị thế trước khi quyền chọn tháng 12 của CBOT hết hạn vào thứ Sáu và hợp đồng tương lai tháng 12 hết hạn vào tháng tới.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) báo cáo doanh số xuất khẩu lúa mì của Mỹ đạt 549.600 tấn trong tuần kết thúc vào ngày 14/11, cao hơn kỳ vọng của các nhà phân tích.
Trong khi, giá ngô duy trì quanh mức 4,30 USD/bushel, gần mức cao nhất trong tháng. Báo cáo WASDE tháng 11 của USDA đã điều chỉnh giảm sản lượng ngô của Mỹ xuống còn 183,1 bushel/mẫu Anh, thấp hơn mức dự báo của tháng 10, đồng thời giảm tổng sản lượng của Mỹ xuống còn 15,143 tỷ bushel cho niên vụ 2024/25. Sự điều chỉnh này phản ánh tác động của tình trạng khô hạn vào cuối mùa ở Trung Tây Mỹ.
Mặc dù USDA cũng hạ dự báo lượng tồn kho ngô cuối vụ xuống còn 1,9 tỷ bushel, nhưng vẫn giữ mức tồn kho khá cao so với mức lịch sử. Mặt khác, nguồn cung toàn cầu thắt chặt, với các nhà sản xuất lớn như Brazil và Ukraine dự báo giảm sản lượng, làm tăng thêm áp lực giá ngô. Tuy nhiên, lo ngại về tình hình thương mại và khả năng áp dụng thuế quan từ chính quyền Mỹ mới đã làm giảm kỳ vọng của thị trường về nhu cầu ngô.
Theo đó, giá đậu tương tiếp tục giảm xuống dưới mức 10 USD/bushel sau khi đạt mức cao nhất trong tháng, do kỳ vọng nhu cầu yếu trong bối cảnh chính quyền Trump có thể thay đổi chính sách đối với ngành nhiên liệu sinh học.
Ngoài ra, Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, dự báo giảm 9,5% lượng nhập khẩu trong năm tiếp thị kết thúc vào tháng 9/2025, từ 109,4 triệu tấn xuống còn 98,8 triệu tấn. Người mua Trung Quốc đã tích trữ trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, lo ngại rằng căng thẳng thương mại có thể gia tăng dưới sự trở lại của ông Trump. Trong khi đó, xuất khẩu lúa mì của Nga cũng giảm, do nhu cầu yếu và chính sách xuất khẩu mới nhằm kiểm soát giá trong nước.
Tiêu ổn định
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu đen Lampung Indonesia được niêm yết ở mức 6.794 USD/tấn.
Tương tự, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 được giao dịch ở mức 6.400 USD/tấn. Tại Malaysia, giá tiêu đen Kuching đi ngang ở mức 8.700 USD/tấn.
Giá tiêu đen 500 g/l và 550 g/l xuất khẩu của Việt Nam trong khoảng 6.500 - 6.800 USD/tấn.
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok Indonesia ổn định ở mức 9.302 USD/tấn, tiêu trắng của Việt Nam đạt 9.500USD/tấn. Giá tiêu trắng tại Malaysia đi ngang ở mức 11.200 USD/tấn.
Trong bối cảnh thị trường tiêu toàn cầu đang trầm lắng do nhu cầu giảm, các chuyên gia nhận định sự biến động giá tiêu trong trung và dài hạn sẽ phụ thuộc vào tình hình thời tiết và sản lượng mùa vụ tại các quốc gia sản xuất lớn như Việt Nam, Indonesia, và Brazil.
Đường thô giảm
Giá đường thô tương lai giảm xuống dưới 22 cent/pound, do chịu áp lực từ dự báo thâm hụt toàn cầu nhỏ hơn cho mùa vụ 2024/25 và nguồn cung đường tăng từ Thái Lan.
Tổ chức Đường quốc tế (ISO) đã điều chỉnh dự báo thâm hụt toàn cầu năm 2024/25 xuống còn 2,51 triệu tấn, giảm từ 3,58 triệu tấn trước đó, do ước tính mức tiêu thụ giảm.
Cao su giảm
Chốt phiên giao dịch ngày 21/11, tại Sở Giao dịch Osaka (OSE) Nhật Bản, giá cao su RSS 3 giao tháng 3/2025 quay đầu giảm 1,8% (6,6 yen/kg) so với phiên giao dịch trước, về mức 360,5 yen/kg.
Trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Thượng Hải (SHFE) - Trung Quốc, giá cao su tự nhiên hợp đồng giao tháng 1/2025 giảm 0,6% (110 nhân dân tệ/tấn), đạt 17.655 nhân dân tệ/tấn.
Riêng tại Thái Lan, giá cao su RSS 3 hợp đồng giao tháng 12 hôm nay ổn định ở mức 79,4 Baht/kg.
Đồng yen tăng trở lại so với đồng USD khiến cho các tài sản được định giá bằng đồng tiền này trở lên kém hấp dẫn với người mua nước ngoài.
Trong khi đó, báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên thế giới (ANRPC) cho thấy, trong tháng 10, sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu ước tính đạt 1,37 triệu tấn, tăng 1,3% so với tháng trước nhưng giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 10 tháng đầu năm, sản lượng tăng 2,8% lên 11,27 triệu tấn.
Tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu ước tính đạt 1,14 triệu tấn vào tháng 10, tăng 1,2% so với tháng trước nhưng giảm 8,5% so với cùng kỳ. Tổng cộng 10 tháng đầu năm, tiêu thụ cao su thế giới giảm 4,2% xuống còn 12,1 triệu tấn.
Năm 2024, sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu theo dự kiến của ANRPC sẽ tăng 4,5% so với năm ngoái, lên 14,528 triệu tấn. Trong đó, Thái Lan giảm 0,5%, Indonesia tăng 12,3%, Trung Quốc tăng 4,2%, Ấn Độ tăng 6%, Việt Nam giảm 2,1%, Malaysia tăng 0,6% và các nước khác tăng 11,6%.
Tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2024 dự kiến sẽ giảm 0,2% so với cùng kỳ xuống còn 15,136 triệu tấn. Trong đó, Trung Quốc tăng 3,3%, Ấn Độ tăng 3%, Thái Lan tăng 1,1%, Malaysia giảm 17,2%, Việt Nam giảm 1% và các nước khác giảm 3,7%.
Với dự báo này của ANRPC thì sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến thâm hụt khoảng 0,6 triệu tấn so với nhu cầu tiêu thụ trong năm 2024, thấp hơn so với con số 0,88 triệu tấn trong dự báo tháng trước.
Tuy nhiên, theo Reuters thị trường cao su được hỗ trợ phần nào bởi giá dầu tăng do lo ngại về nguồn cung bị ảnh hưởng bởi căng thẳng địa chính trị leo thang tại Ukraine
Cao su thiên nhiên thường chịu sự chi phối của giá dầu vì phải cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp được làm từ dầu thô.
Cơ quan khí tượng Thái Lan, nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, cảnh báo về các trận mưa lớn có thể gây lũ quét từ ngày 20 - 26/11.
N. Hao
Nguồn: VITIC
Thị trường ôtô châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt
Thị trường nông sản thế giới ngày 21/11: Giá đậu tương thấp nhất trong 2 tuần
Xuất khẩu gạo của Thái Lan tăng vọt 20% so với cùng kỳ năm ngoái
Thị trường nông sản thế giới ngày 19/11: Giá lúa mì tăng
Thị trường kim loại thế giới ngày 19/11: Giá quặng sắt tăng lên mức 100 USD/tấn
Sàn giao dịch ngũ cốc Achentina tăng ước tính thu hoạch đậu tương nhờ có mưa
Xu hướng giảm bao trùm thị trường dầu do lo ngại nhu cầu hạ nhiệt
Thị trường phế liệu sắt toàn cầu chịu áp lực trong bối cảnh nhu cầu thép giảm
Sản lượng dầu thô của Iran duy trì ở mức cao bất chấp các lệnh trừng phạt
Kho dự trữ xăng của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm
FranceAgriMer cắt giảm dự báo xuất khẩu lúa mì mềm của Pháp vụ 2024/25
Thị trường nông sản thế giới ngày 15/11: Giá cà phê tăng mạnh
Xuất khẩu lúa mì của EU chuyển hướng về phía tây
USDA nâng xếp hạng lúa mì mùa đông của Mỹ; vụ thu hoạch đậu tương, ngô gần xong
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...