Việt Nam tham gia phiên rà soát chính sách thương mại của Nigeria tại WTO
Thứ ba, 19-11-2024AsemconnectVietnam - Việt Nam cũng đánh giá cao sự tham gia tích cực và vai trò mang tính xây dựng của Nigeria tại WTO, bao gồm việc phê chuẩn Hiệp định Trợ cấp Thủy sản; thông qua Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, phiên Rà soát Chính sách Thương mại (TPR) lần thứ 6 của Nigeria mới đây đã diễn ra tại trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở thành phố Geneva, Thụy Sĩ.
Dẫn đầu đoàn Nigeria là Đại sứ Nura Abba Rimi, Thư ký Thường trực của Bộ Công Thương và Đầu tư Liên bang Nigeria.
Thời gian qua, thương mại hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP của Nigeria, tỷ trọng sản xuất trong GDP gia tăng, chiếm 15,7% vào năm 2023.
Nigeria cũng tiến hành kế hoạch tăng trưởng và phát triển, các chính sách thương mại và đầu tư mới nhằm đa dạng hóa nền kinh tế; áp dụng luật mới về bảo vệ dữ liệu và chữ ký điện tử, nỗ lực tăng cường trao quyền kinh tế cho phụ nữ nhằm đạt được bình đẳng giới, phát triển kinh tế, thịnh vượng và thúc đẩy an ninh; nỗ lực trong tạo thuận lợi thương mại và hợp lý hóa các thủ tục hải quan; thực hiện các cải cách chính sách kinh tế quan trọng trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu đầy thách thức nhằm củng cố tình hình tài chính và kinh tế vĩ mô của mình, trong đó có việc: loại bỏ trợ cấp nhiên liệu, áp dụng hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi theo định hướng thị trường và dỡ bỏ các hạn chế về sử dụng ngoại hối để nhập khẩu, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và thương mại.
Nigeria cũng nỗ lực hội nhập khu vực với tư cách là thành viên chủ chốt của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) và Khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA).
Tại phiên rà soát, một số thành viên bày tỏ sự quan tâm đến kinh nghiệm của Nigeria trong việc thành lập Ủy ban Hành động Quốc gia để đẩy nhanh việc thực hiện việc phê chuẩn AfCFTA.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị Nigeria tham gia Thỏa thuận Trọng tài Khiếu nại Tạm thời Nhiều bên (MPIA) và Hiệp định Mua sắm Chính phủ, cũng như đưa các cam kết quy định trong nước về dịch vụ vào biểu cam kết WTO.
Ngoài ra, một số thành viên cho rằng tính minh bạch và khả năng dự đoán trong môi trường kinh doanh và đầu tư của Nigeria sẽ được hưởng lợi nếu có những cải cách hơn nữa, như việc cải thiện các khuôn khổ pháp lý phức tạp về TBT và SPS.
Các thành viên này cũng quan tâm đến việc hiểu rõ hơn về việc thực thi các chương trình trợ cấp hiện có; quan ngại về việc thực hiện nghĩa vụ thông báo, tỷ lệ kiểm tra thực tế các container rất cao và kêu gọi Nigeria xem xét lại các thủ tục hải quan để thúc đẩy thực hành hải quan một cách kịp thời và tiết kiệm chi phí.
Liên quan đến thuế quan, Nigeria chỉ ràng buộc 19,7% số dòng thuế và mức thuế ràng buộc trung bình là 120%, trong khi mức thuế áp dụng trung bình là 12,8% vào năm 2023. Các thành viên khuyến khích Nigeria nâng cao khả năng dự đoán và quản trị tốt và giảm mức thuế trần.
Cũng tại sự kiện, ông Lê Đình Bá – Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva đã phát biểu đánh giá cao vai trò của Nigeria là một trong những nền kinh tế lớn nhất tại châu Phi với GDP danh nghĩa hơn 360 tỷ USD năm 2023, có sự phát triển trong lĩnh vực tài chính, viễn thông, công nghệ thông tin.
Việt Nam cũng đánh giá cao sự tham gia tích cực và vai trò mang tính xây dựng của Nigeria tại WTO, bao gồm việc phê chuẩn Hiệp định Trợ cấp Thủy sản; thông qua Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS; tham gia các Sáng kiến Tuyên bố chung (JSIs) về thương mại điện tử, tạo thuận lợi đầu tư cho phát triển, MSMEs và quy định trong nước về thương mại dịch vụ; là đầu mối của Nhóm Châu Phi trong đàm phán nông nghiệp tại WTO./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/viet-nam-tham-gia-phien-ra-soat-chinh-sach-thuong-mai-cua-nigeria-tai-wto-post994234.vnp
Dẫn đầu đoàn Nigeria là Đại sứ Nura Abba Rimi, Thư ký Thường trực của Bộ Công Thương và Đầu tư Liên bang Nigeria.
Thời gian qua, thương mại hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP của Nigeria, tỷ trọng sản xuất trong GDP gia tăng, chiếm 15,7% vào năm 2023.
Nigeria cũng tiến hành kế hoạch tăng trưởng và phát triển, các chính sách thương mại và đầu tư mới nhằm đa dạng hóa nền kinh tế; áp dụng luật mới về bảo vệ dữ liệu và chữ ký điện tử, nỗ lực tăng cường trao quyền kinh tế cho phụ nữ nhằm đạt được bình đẳng giới, phát triển kinh tế, thịnh vượng và thúc đẩy an ninh; nỗ lực trong tạo thuận lợi thương mại và hợp lý hóa các thủ tục hải quan; thực hiện các cải cách chính sách kinh tế quan trọng trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu đầy thách thức nhằm củng cố tình hình tài chính và kinh tế vĩ mô của mình, trong đó có việc: loại bỏ trợ cấp nhiên liệu, áp dụng hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi theo định hướng thị trường và dỡ bỏ các hạn chế về sử dụng ngoại hối để nhập khẩu, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và thương mại.
Nigeria cũng nỗ lực hội nhập khu vực với tư cách là thành viên chủ chốt của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) và Khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA).
Tại phiên rà soát, một số thành viên bày tỏ sự quan tâm đến kinh nghiệm của Nigeria trong việc thành lập Ủy ban Hành động Quốc gia để đẩy nhanh việc thực hiện việc phê chuẩn AfCFTA.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị Nigeria tham gia Thỏa thuận Trọng tài Khiếu nại Tạm thời Nhiều bên (MPIA) và Hiệp định Mua sắm Chính phủ, cũng như đưa các cam kết quy định trong nước về dịch vụ vào biểu cam kết WTO.
Ngoài ra, một số thành viên cho rằng tính minh bạch và khả năng dự đoán trong môi trường kinh doanh và đầu tư của Nigeria sẽ được hưởng lợi nếu có những cải cách hơn nữa, như việc cải thiện các khuôn khổ pháp lý phức tạp về TBT và SPS.
Các thành viên này cũng quan tâm đến việc hiểu rõ hơn về việc thực thi các chương trình trợ cấp hiện có; quan ngại về việc thực hiện nghĩa vụ thông báo, tỷ lệ kiểm tra thực tế các container rất cao và kêu gọi Nigeria xem xét lại các thủ tục hải quan để thúc đẩy thực hành hải quan một cách kịp thời và tiết kiệm chi phí.
Liên quan đến thuế quan, Nigeria chỉ ràng buộc 19,7% số dòng thuế và mức thuế ràng buộc trung bình là 120%, trong khi mức thuế áp dụng trung bình là 12,8% vào năm 2023. Các thành viên khuyến khích Nigeria nâng cao khả năng dự đoán và quản trị tốt và giảm mức thuế trần.
Cũng tại sự kiện, ông Lê Đình Bá – Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva đã phát biểu đánh giá cao vai trò của Nigeria là một trong những nền kinh tế lớn nhất tại châu Phi với GDP danh nghĩa hơn 360 tỷ USD năm 2023, có sự phát triển trong lĩnh vực tài chính, viễn thông, công nghệ thông tin.
Việt Nam cũng đánh giá cao sự tham gia tích cực và vai trò mang tính xây dựng của Nigeria tại WTO, bao gồm việc phê chuẩn Hiệp định Trợ cấp Thủy sản; thông qua Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS; tham gia các Sáng kiến Tuyên bố chung (JSIs) về thương mại điện tử, tạo thuận lợi đầu tư cho phát triển, MSMEs và quy định trong nước về thương mại dịch vụ; là đầu mối của Nhóm Châu Phi trong đàm phán nông nghiệp tại WTO./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/viet-nam-tham-gia-phien-ra-soat-chinh-sach-thuong-mai-cua-nigeria-tai-wto-post994234.vnp
Chủ tịch Hội đồng châu Âu: Để chủ nghĩa đa phương có thể hoạt động, chúng ta cần có lòng tin, thương mại và chuyển đổi
Đối thoại về Ô nhiễm nhựa thúc đẩy thảo luận về các lĩnh vực trọng tâm chính hướng tới kết quả MC14
Các nước thành viên nêu bật các vấn đề phát triển trong các cuộc thảo luận về tính bền vững của thương mại và môi trường
Azerbaijan tiếp tục đạt được tiến triển hướng tới gia nhập WTO
Các thành viên thảo luận về chính sách nông nghiệp, giải quyết vấn đề an ninh lương thực, chuyển giao công nghệ, minh bạch
WTO tổ chức hội thảo nhằm tăng cường năng lực cấp phép nhập khẩu và thông báo
Tuần lễ Thương mại và Môi trường 2024 tập trung vào sự chuyển đổi toàn diện sang phát triển bền vững
WTO tổ chức Khóa học chính sách thương mại cơ bản dành cho các viên chức chính phủ LDC
Trung Quốc khiếu nại lên WTO về việc Canada áp thuế xe điện
Ireland tài trợ 720.000 EUR giúp các nền kinh tế đang phát triển tăng cường tham gia vào hệ thống thương mại
Anh thông báo thời điểm thỏa thuận tham gia CPTPP chính thức có hiệu lực
Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala chào đón Timor-Leste trở thành thành viên WTO thứ 166
Ireland tài trợ 200.000 EUR để tăng cường các dự án STDF cho an toàn thực phẩm và thương mại toàn cầu
Tổng Giám đốc Okonjo-Iweala chào đón Comoros trở thành thành viên thứ 165 của WTO
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...