Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu các giải pháp để hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng
Thứ hai, 11-11-2024AsemconnectVietnam - Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Trong đó tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 10, 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 11 và từ nay đến cuối năm.
Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Báo cáo về các chỉ số phát triển thuộc lĩnh vực quản lý ngành Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong 10 tháng năm 2024, tình hình chính trị - kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, thiên tai nặng nề, nhưng nhờ nỗ lực chung của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế xã hội trong 10 tháng của nước ta duy trì xu hướng tích cực, tốt hơn so với cùng kỳ năm trước trên nhiều lĩnh vực (một số tổ chức quốc tế đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2024). Các lĩnh vực chủ đạo của ngành Công Thương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Cụ thể, sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhanh và trên diện rộng, tăng ở 59/63 địa phương, là động lực dẫn dắt cho tăng trưởng, chỉ số IIP tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Các cân đối lớn được bảo đảm, nguồn cung điện, xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu, nguyên vật liệu đầu vào, được bảo đảm. Cùng với đó, thị trường trong nước tiếp tục xu hướng tăng (8,5%); mặt bằng giá cả cơ bản ổn định, thị trường các khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3 từng bước phục hồi. Đáng chú ý, xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng nổi bật của nền kinh tế với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt gần 650 tỷ USD. Trong đó, tín hiệu đáng mừng là kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước tăng gấp hai lần so với khu vực FDI; còn kim ngạch nhập khẩu cũng tiếp tục tăng 16,8%, chủ yếu là nguyên liệu phục vụ sản xuất. Điều này cũng dự báo sản xuất của nước ta những tháng cuối năm nay và đầu năm tới sẽ tăng mạnh. Cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu 23,3 tỷ USD.
Bộ trưởng cho biết thêm, vừa qua dư luận rất quan tâm đến thương mại điện tử và sự xuất hiện của một số sàn TMĐT mới chưa đăng ký. Qua theo dõi cho thấy các sàn chưa qua đăng ký có 4 vi phạm cơ bản: Thứ nhất là vi phạm về thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ TMĐT; thứ hai là vi phạm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng; thứ ba là vi phạm luật thương mại và thứ tư là vi phạm về cơ sở pháp lý.
Mặc dù các nền tảng thương mại trên chưa đăng ký với Bộ Công Thương, nhưng Bộ cũng đã triệu tập các đại diện pháp lý của các sàn TMĐT yêu cầu làm các thủ tục đăng ký (thực hiện trước ngày 30/11/2024); rà soát và gỡ bỏ các dịch vụ XTTM vi phạm pháp luật, gỡ bỏ toàn bộ các nội dung liên quan đến trả hoa hồng theo phân cấp đối với dịch vụ tiếp thị marketing theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nghiêm túc tuân thủ pháp luật Việt Nam về TMĐT, an toàn bảo mật thông tin, thuế, hải quan và các nội dung liên quan khác… Bộ cũng đã chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát hoạt động và phát hiện các kho hàng, điểm tập kết hàng hóa (nếu có) của các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký. Cùng với đó, tăng cường truyền thông hướng dẫn người tiêu dùng tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng TMĐT chưa được cấp phép.
Trước tình hình đó, Bộ trưởng đề nghị, các Bộ ngành hữu quan xem xét thực hiện các biện pháp kỹ thuật nếu đến ngày 30/11/2024, các sàn TMĐT chưa làm thủ tục xin cấp phép của Bộ Công Thương. Đề nghị các ngành, địa phương phối hợp với Bộ Công Thương tăng cường kiểm tra giám sát các kho tập kết hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa trong quá trình nhập khẩu, phân phối qua các giao dịch TMĐT; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Về dài hạn, để hoàn thiện thể chế, chính sách, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu đề xuất ban hành Luật chuyên ngành về TMĐT; sửa đổi quy định về hạn mức giá trị miễn thuế nhập khẩu qua TMĐT.
Dự báo tình hình trong nước có nhiều tín hiệu tích cực nhưng thế giới vẫn có nhiều biến động phức tạp, khó đoán định sẽ tác động rất lớn đến kinh tế thế giới, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu. Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra trong năm nay và năm 2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất một số nhiệm vụ giải pháp, cụ thể:
Đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai các Đoàn công tác theo QĐ 435 của TTgCP tại các địa phương, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, giải phóng sản xuất và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và kích cầu tiêu dùng trong nước.
Bộ trưởng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp Nhà nước tập trung triển khai các dự án trọng điểm để sớm tạo ra các năng lực sản xuất mới. Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các dự án trên phạm vi cả nước nhằm giải phóng nguồn lực và tăng đầu tư phát triển.
Bộ trưởng cũng đề nghị các địa phương căn cứ vào các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng để tích cực lựa chọn các nhà đầu tư, chủ động xây dựng kế hoạch vốn, nguồn lực trong năm 2025 và kế hoạch đầu tư trung hạn 2026-2030 để triển khai các dự án trọng điểm.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đại sứ Argentina tại Việt Nam
Hợp tác tác Việt Nam – EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai bền vững
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia
Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân dân tổ chức Lễ khai trương chuyên trang Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp và làm việc với Đại sứ Phần Lan và Tập đoàn Wartsila
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp xã giao Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp tỉnh Prahova, Rumani
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhiều giải pháp phục hồi phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2024
Hội nghị Hội đồng cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 24
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tháp tùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại một số hoạt động chính thức trong khuôn khổ chương trình chuyên thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ
Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam gặp gỡ các doanh nghiệp hàng đầu Ai-len
Bộ Công Thương và Bộ Kinh doanh, Thương mại và Việc làm Ai-len ký biên bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế, thương mại
Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...