Các nước thành viên nêu bật các vấn đề phát triển trong các cuộc thảo luận về tính bền vững của thương mại và môi trường
Thứ sáu, 8-11-2024AsemconnectVietnam - Từ ngày 4-5/11/2024, các nước thành viên tham gia các cuộc thảo luận về tính bền vững của thương mại và môi trường (TESSD) đã nhóm họp để xem xét các bài thuyết trình và trao đổi quan điểm về cách chính sách thương mại có thể hỗ trợ các mục tiêu về môi trường và khí hậu. Các thành viên đã xem xét sâu hơn các quan điểm phát triển và thảo luận về các đóng góp của TESSD cho Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 14 sắp tới (MC14) để chuẩn bị cho cuộc họp toàn thể cấp cao vào tháng 12/2024.
Bốn nhóm công tác của TESSD đã thúc đẩy công việc thực chất trong các cuộc thảo luận tương ứng tại cuộc họp.
Trong Nhóm công tác về các biện pháp khí hậu liên quan đến thương mại (TrCM), các thành viên đã thảo luận về việc sử dụng TrCM để đạt được mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu và tập trung vào quan điểm của các nước đang phát triển và nghe các bài thuyết trình từ Viện Phát triển bền vững quốc tế, Ban thư ký WTO, Ngân hàng Thế giới, Barbados và Samoa.
Trong Nhóm công tác về hàng hóa và dịch vụ môi trường, các thành viên đã trao đổi quan điểm về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quản lý nước và thích ứng với biến đổi khí hậu, xem xét các bài thuyết trình về công nghệ quản lý nước và kinh nghiệm của các nước đang phát triển từ Trung tâm khí hậu Copenhagen của Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Trung tâm & mạng lưới công nghệ khí hậu Liên hợp quốc (CTCN). Các thành viên cũng xem xét các bài thuyết trình về việc xác định và thúc đẩy thương mại các hàng hóa và dịch vụ môi trường từ Úc, Phần Lan và Ban Thư ký WTO.
Trong Nhóm công tác về trợ cấp, các thành viên đã nghe các bài thuyết trình của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Ngân hàng Phát triển Châu Phi, Úc và Philippines về khoáng sản quan trọng, bao gồm cách hợp tác quốc tế có thể hỗ trợ các nước đang phát triển giải quyết các thách thức và nắm bắt cơ hội trong lĩnh vực này.
Trong Nhóm công tác về Kinh tế tuần hoàn-Tính tuần hoàn, các thành viên đã được nghe Liên minh Pin toàn cầu báo cáo về hộ chiếu pin và tính tuần hoàn của pin và Rwanda báo cáo về việc triển khai các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực vận tải. Các thành viên cũng được thông báo về công trình phân tích mới từ Phòng Thương mại Quốc tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và Diễn đàn Thương mại, Môi trường và SDG (TESS).
Trong bốn nhóm công tác, các thành viên cũng thảo luận về những cách thức có thể tiến tới kết quả tại MC14, bao gồm biên soạn và lập bản đồ các biện pháp chính sách do các thành viên chia sẻ, các cách thiết thực để tăng cường hợp tác và mở rộng và tinh chỉnh danh sách chỉ định của TESSD về hàng hóa và dịch vụ môi trường, xem xét việc xây dựng các hướng dẫn về thiết kế trợ cấp và các khuyến nghị để tăng cường tính minh bạch, các hướng dẫn liên quan đến thương mại cho nền kinh tế tuần hoàn và các thông lệ tốt liên quan đến thương mại cho tính tuần hoàn trong các lĩnh vực ưu tiên.
Khi kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày, ông Ana Lizano (Costa Rica), đồng chủ trì TESSD, cho biết: “Chúng tôi đã lắng nghe sự ủng hộ cũng như phản hồi mang tính xây dựng từ những đại biểu tham gia đối với các đề xuất về hướng đi tiếp theo do những người điều phối của bốn nhóm trình bày. Vì vậy, những đồng chủ trì, cùng với những điều phối viên, sẽ cùng nhau đưa ra triển vọng cân bằng nhất có thể cho năm 2025 và hướng tới Hội nghị Bộ trưởng tiếp theo. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực đưa ra nhiều tiếng nói hơn từ các thành viên đang phát triển và kém phát triển nhất để củng cố một chương trình nghị sự không chỉ cân bằng mà còn đại diện cho nhu cầu, cơ hội và lợi ích của tất cả những người tham gia TESSD”.
Được hướng dẫn bởi Tuyên bố Bộ trưởng năm 2021, TESSD tìm cách bổ sung cho công việc của Ủy ban Thương mại và Môi trường WTO và thúc đẩy các cuộc thảo luận tại giao điểm của thương mại và tính bền vững của môi trường để xác định các hành động cụ thể mà các thành viên có thể thực hiện riêng lẻ hoặc tập thể. Sáng kiến này, mở cửa cho tất cả các thành viên WTO, hiện được đồng tài trợ bởi 77 thành viên đại diện cho tất cả các khu vực và mọi cấp độ phát triển.
Nguồn: Vitic/ wto.org
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh Kinh tế Á – Âu khi Hiệp định VCUFTA có hiệu lực
EC lại áp 10% thuế chống bán phá giá giày mũ da nhập từ Việt Nam
Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Hoa Kỳ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN- Hoa Kỳ
Tác động của TPP đến quan hệ thương mại Việt Nam và Úc
Gia nhập WTO giúp Hải Dương gặt hái nhiều thành công
Ngành dệt may Đà Nẵng bị sẵn sàng đón TPP
TPP: Cơ hội thu hút FDI vào Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam: Cơ hội và Thách thức
HSBC: Việt Nam sẽ có được lợi ích to lớn từ TPP
Doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ có cổng kinh doanh trực tuyến
Xây dựng chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN
Việt Nam và Campuchia triển khai kết nối hai nền kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng lãnh thổ Bắc Australia thúc đẩy hợp tác
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...