Trao đổi thương mại của Việt Nam với các đối tác hàng đầu trong 10 tháng năm 2024
Thứ sáu, 8-11-2024AsemconnectVietnam - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 168,5 tỷ USD trong khi kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 110,7 tỉ USD.
Đây là 2 đối tác hàng đầu về giao dịch thương mại của Việt Nam.
Trao đổi thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 168,5 tỷ USD trong 10 tháng
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 168,5 tỷ USD.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc đạt 117,7 tỷ USD, tăng 31,6% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam đạt 50,8 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ. Nhập siêu từ Trung Quốc 66,9 tỷ USD, tăng 68,5%. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của hàng hoá Việt Nam.
Năm 2003, Việt Nam cùng ASEAN đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện thành lập Khu vực thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc và năm 2020, hai nước cũng đồng thời tham gia ký kết và đang thực thi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hai FTA trên cùng với việc Việt Nam và Trung Quốc xác lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện năm 2008 đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thương mại song phương. Trong năm 2024, Việt Nam và Trung Quốc đang cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán nâng cấp FTA ASEAN-Trung Quốc phiên bản 3.0 nhằm mở ra nhiều hơn nữa các cơ hội kinh tế, thương mại cho các nước trong khu vực nói chung và hai nước nói riêng.
Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Đà tăng trưởng thương mại song phương trong khoảng 10 năm gần đây đều ở mức 2 con số. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Với nhiều lợi thế trong hợp tác kinh tế thương mại, nhiều năm qua, trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và bền vững.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Về mặt hàng, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng như điện thoại di động, linh kiện, thiết bị điện tử, cao su, nông sản, thủy hải sản... và nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc các sản phẩm như máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất trong ngành may mặc, giày da, sắt thép, vật tư xây dựng..., cho đến các mặt hàng sinh hoạt hàng ngày.
Ở chiều xuất khẩu, nông sản là mặt hàng chủ lực mà Việt Nam xuất sang phía bạn. Đặc biệt, mặt hàng sầu riêng chính là mặt hàng “hot” của Việt Nam mà thị trường Trung Quốc rất ưa chuộng. Ngoài ra, Trung Quốc còn ưa chuộng nhãn, vải, xoài, dừa tươi… từ Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2023 kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 171,2 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2022 (tương đương kim ngạch tăng thêm 3,7 tỷ USD). Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc năm 2023 đạt 110,64 tỷ USD. Năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc kỳ vọng đạt 200 tỷ USD.
Trao đổi thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 10 tháng năm 2024
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 98,4 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ đạt 12,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Hiện, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đang rất khả quan trong dịp cuối năm với các mặt hàng trọng điểm như: dệt may, da giày, đồ gỗ nội thất, cơ khí, điện tử, thuỷ sản...
Theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, thương mại Việt – Hoa Kỳ đạt mốc 100 tỷ USD lần đầu vào năm 2021, với 111,5 tỷ USD.
Bước sang năm 2022, dù đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thương mại 2 chiều vẫn có sự tăng trưởng đáng ghi nhận với quy mô kim ngạch đạt gần 124 tỷ USD.
Sang năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều giảm xuống còn 110,8 tỷ USD, (giảm 10,5% so với năm 2022), trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ lượng hàng hóa trị giá 97 tỷ USD, giảm 11,3% so với năm 2022, nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 13,8 tỷ USD, giảm 4,5%. Thặng dư thương mại với Hoa Kỳ đạt 83,2 tỷ USD, giảm 12,3% so với năm 2022.
Với kết quả đạt được trong 10 tháng, năm nay là năm thứ 4 liên tiếp thương mại giữa hai nước cán mốc trăm tỷ USD.
CK
Nguồn: VITIC/congthuong.vn
Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam tháng 10 và 10 tháng năm 2024
Tình hình xuất khẩu nông - lâm - thủy sản Việt Nam tháng 10 và 10 tháng năm 2024
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 9 tháng năm 2024 và dự báo
Tình hình trao đổi thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 9 tháng năm 2024
Tình hình xuất khẩu cá tra sang một số thị trường tháng 9 và 9 tháng năm 2024
Trao đổi thương mại Việt Nam – Hy Lạp 9 tháng năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam tháng 9 và 9 tháng năm 2024
Dự báo kinh tế Hy Lạp năm 2024 và 2025
Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu trong 9 tháng năm 2024
Tình hình nhập khẩu hàng dệt may mã HS 61 vào EU 6 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu dệt may sang EU tăng 28,55% trong tháng 8/2024
Nhập khẩu cà phê vào các thị trường thành viên của EU 6 tháng đầu năm 2024
Thị hiếu, xu hướng tiêu thụ cà phê của EU trong 8 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...