Tình hình trao đổi thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 9 tháng năm 2024
Thứ tư, 30-10-2024AsemconnectVietnam - Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, 9 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 89,4 tỷ USD, chiếm 29,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 17,6%).
Bộ Công Thương đánh giá, thị trường Hoa Kỳ đang có những động thái kích cầu tiêu dùng trở lại, mở rộng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Nhờ đó đã giúp nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ, thủy sản, dệt may… đang tăng mạnh mẽ.
Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ 9 tháng đầu năm 2024 đạt 88,1 tỷ USD
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong tháng 9 năm 2024 đạt hơn 9,9 tỷ USD, giảm 15,9% so với tháng trước, tính chung 9 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 88,1 tỷ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ là các sản phẩm công nghệ cao (hàng điện tử tiêu dùng, điện thoại thông minh), các sản phẩm may mặc và giày dép, còn lại là các sản phẩm khác như nội thất và nông sản.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt hơn 17,3 tỷ USD, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 19,6% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 15,4 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 17,5%. Tiếp đến là mặt hàng dệt may đạt 12 tỷ USD, chiếm 13,6% tỷ trọng xuất khẩu.
Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trong 9 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước: Sản phẩm từ chất dẻo tăng 43,7%; sắt thép các loại tăng 86,8%; hạt tiêu tăng 32,7%; thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 63,4%; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tăng 90,4%; chè tăng 60,8%.
Hoa Kỳ hiện đang dẫn đầu các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.Trong khi đó, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nhiều loại hàng hóa cho thị trường Hoa Kỳ.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ, nông sản, thuỷ sản, đồ nội thất, trang trí… chiếm vị thế hết sức quan trọng. Bởi lẽ, đây là các nhóm mặt hàng thế mạnh của Việt Nam và Mỹ có nhu cầu lớn.
Về nhập khẩu hàng hoá, Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 10,9 tỷ USD sau 9 tháng, tăng 6,2%.
Như vậy, sau 9 tháng thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đã chính thức vượt ngưỡng 100 tỷ USD với con số cụ thể đạt 100,3 tỷ USD.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, có nhiều lý do để thương mại hai nước tăng trưởng liên tục trong thời gian qua, ngay cả trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động. Trước hết là quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển. Năm 2013, hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện, đến năm 2023, hai nước chính thức nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Bên cạnh đó, hàng hóa của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Hoa Kỳ do chất lượng liên tục được cải thiện, cập nhật xu hướng cũng như có giá cả cạnh tranh. Mặt khác, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng cũng như làn sóng dịch chuyển đầu tư đã góp phần tăng cường năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đồng thời tạo cơ hội và dư địa cho hàng hóa của Việt Nam gia tăng xuất khẩu ra thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
Bên cạnh đó, hàng hóa của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Hoa Kỳ do chất lượng liên tục được cải thiện, cập nhật xu hướng cũng như có giá cả cạnh tranh. Mặt khác, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng cũng như làn sóng dịch chuyển đầu tư đã góp phần tăng cường năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đồng thời tạo cơ hội và dư địa cho hàng hóa của Việt Nam gia tăng xuất khẩu ra thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
Theo TS. Nguyễn Minh Phong – Chuyên gia kinh tế, trong thời gian tới, xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng khi nhu cầu thị trường tăng lên, hàng tồn kho giảm. Lo ngại lớn nhất khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ là việc nước này gia tăng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu.
Để hạn chế rủi ro bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường tìm hiểu pháp luật về các quy định về phòng vệ thương mại, tạo được các giá trị gia tăng trên sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp cần lưu trữ số liệu xuất khẩu để hợp tác với cơ quan điều tra khi xảy ra vụ việc.
Theo Tổng cục Hải quan, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đạt mốc 100 tỷ USD lần đầu vào năm 2021 (đạt 111,55 tỷ USD). Trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 96,27 tỷ USD và nhập khẩu đạt 15,28 tỷ USD.
Bước sang năm 2022, dù đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn có sự tăng trưởng đáng ghi nhận với quy mô kim ngạch đạt gần 124 tỷ USD.
Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần 111 tỷ USD.
CK
Nguồn: VITIC/congthuong.vn
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 9 tháng năm 2024 và dự báo
Trao đổi thương mại Việt Nam – Hy Lạp 9 tháng năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam tháng 9 và 9 tháng năm 2024
Dự báo kinh tế Hy Lạp năm 2024 và 2025
Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu trong 9 tháng năm 2024
Tình hình nhập khẩu hàng dệt may mã HS 61 vào EU 6 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu dệt may sang EU tăng 28,55% trong tháng 8/2024
Nhập khẩu cà phê vào các thị trường thành viên của EU 6 tháng đầu năm 2024
Thị hiếu, xu hướng tiêu thụ cà phê của EU trong 8 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU tăng 102% trong tháng 8/2024
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc tháng 9 và 9 tháng năm 2024
Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 9 tháng và dự báo năm 2024
Xuất siêu của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng