Chủ nhật, 24-11-2024 - 5:10 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Tình hình nhập khẩu thủy sản vào thị trường Eu 8 tháng đầu năm 2024 

 Thứ sáu, 25-10-2024

AsemconnectVietnam - Liên minh châu Âu (EU) có 27 quốc gia thành viên với nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản cao nhất thế giới hiện nay. Đa phần người dân EU đều ăn cá hoặc thủy sản ít nhất 1 lần/tuần.

Hai khu vực chính của thị trường EU là các nước Tây Bắc Âu và khu vực Địa Trung Hải. Các nước Tây Bắc Âu ưa chuộng các loài cá nước lạnh, trong khi khu vực Địa Trung Hải ưa chuộng các loài nhuyễn thể. Cá ngừ, cá hồi, cá bơn và tôm là loài thuỷ sản được ưa chuộng khắp châu Âu.
Trong khối EU thì Hà Lan là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam, với gần 6.000 tấn cá tra trong 5 tháng đầu năm 2024. Tây Ban Nha là thị trường có xu hướng tăng nhập khẩu nghêu liên tục trong 5 tháng đầu năm 2024.
(% tính theo trị giá, Đvt: Nghìn USD)

 
Nguồn: Tính toán từ số liệu Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) của WTO
Theo số liệu thống kê từ Trademap, trong 5 tháng đầu năm 2024, Liên minh châu Âu (EU) giảm nhẹ nhập khẩu nhóm hàng thuỷ sản mã HS 03 (Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác) xuống 1,66% so với cùng kỳ năm 2023, nhưng tăng nhập khẩu nhóm hàng mã HS 16 (Các chế phẩm từ cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác) lên 2,11% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, 5 tháng đầu năm 2024, nhóm hàng thuỷ sản mã HS 03 có trị giá nhập khẩu đạt 20,61 tỷ USD và mã HS 16 có trị giá nhập khẩu đạt 9,75 tỷ USD.
Qua biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu mặt hàng thuỷ sản chủ lực (HS 03,16) của EU ta thấy, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ trọng nhập khẩu của hai mã hàng này có sự chênh lệch rõ rệt. Theo đó, tại thị trường Tây Ban Nha, Italia, Thuỵ Điển và Đan Mạch, tỷ trọng nhập khẩu của mã hàng HS 03 nhiều hơn tỷ trọng nhập khẩu của mã hàng HS 16. Ngược lại tại thị trường Pháp, Đức và các thị trường khác, tỷ trọng mã HS 03 thấp hơn tỷ trọng mã HS 16. Còn tại thị trường Hà Lan, tỷ trọng nhập khẩu hai mã này khá đồng đều.
Tại EU, người tiêu dùng đặc biệt ưa thích tôm thẻ chân trắng và nền kinh tế được kỳ vọng phục hồi, giúp nhập khẩu tăng nhẹ trong mùa hè này. Sức mua thuỷ sản của châu Âu trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023.
Đối với nhóm hàng thuỷ sản mã HS 03 (Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác), trong 5 tháng đầu năm 2024, Tây Ban Nha là thị trường đứng đầu về trị giá nhập khẩu, với kim ngạch đạt 3,13 tỷ USD, giảm 4,33% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 15,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mã hàng này của thị trường EU. Mặc dù nhập khẩu thuỷ sản của thị trường Tây Ban Nha trong tháng 5/2024 tăng 3,79% so với tháng trước đó, đạt 654 triệu USD.
Thị trường
T5/2024
5T/2024
Trị giá (USD)
So với T4/2024 (%)
Trị giá (USD)
So với 5T/2023 (%)
Tỷ trọng (%)
Tổng KNNK
4.266.466
1,38
20.609.825
-1,66
100
Tây Ban Nha
654.389
3,79
3.133.233
-4,33
15,20
Italia
613.399
15,04
2.620.741
-0,75
12,72
Pháp
533.401
7,94
2.392.133
-2,42
11,61
Thụy Điển
493.896
10,28
2.356.907
0,58
11,44
Hà Lan
370.679
-10,54
1.960.961
1,20
9,51
Đức
325.287
-19,88
1.881.749
-6,21
9,13
Đan Mạch
273.714
-3,13
1.448.070
-5,71
7,03
Ba Lan
231.412
-6,64
1.227.045
0,76
5,95
Bồ Đào Nha
247.099
-0,80
1.017.055
3,09
4,93
Bỉ
136.763
7,67
666.054
-6,47
3,23
Hy Lạp
67.816
3,57
317.850
5,13
1,54
Lituania
45.789
3,45
233.151
5,45
1,13
Áo
39.076
8,69
200.911
0,12
0,97
Phần Lan
30.818
-2,21
169.446
1,01
0,82
CH Séc
33.700
11,28
162.811
9,00
0,79
Rumani
30.722
-11,05
160.113
12,44
0,78
Ai Len
22.087
-0,50
107.475
2,03
0,52
Croatia
26.018
21,40
103.112
10,86
0,50
Latvia
18.420
6,60
100.659
-3,97
0,49
Estonia
12.570
-9,20
72.036
19,25
0,35
Bungari
12.580
-6,68
58.734
8,91
0,28
Slovenia
12.164
15,50
52.417
0,90
0,25
Luxembua
10.062
8,84
47.441
3,00
0,23
Sip
8.050
-7,69
40.051
-2,68
0,19
Slovakia
7.238
9,22
34.405
-15,51
0,17
Hungary
6.555
-2,13
34.265
17,77
0,17
Manta
2.762
-22,13
11.000
-73,09
0,05
Nguồn: Tính toán từ số liệu Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) của WTO
Trong nhóm kim ngạch nhập khẩu 2 tỷ USD có các thị trường Italia, Pháp, Thuỵ Điển. Trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu của Italia đạt 2,62 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 12,72% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU đối với nhóm hàng này. PhápThuỵ Điển có kim ngạch nhập khẩu lần lượt là 2,39 tỷ USD và 2,36 tỷ USD. Đây là hai thị trường có tỷ trọng nhập khẩu tương đồng trong tổng kim ngạch nhập khẩu, với 11,61% của thị trường Pháp và 11,44% của thị trường Thuỵ Điển.
Kế đến là 5 thị trường đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024. Đứng đầu danh sách này là thị trường Hà Lan, với kim ngạch nhập khẩu đạt 1,96 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 9,51% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU đối với nhóm hàng này. Tiếp theo là thị trường Đức có trị giá nhập khẩu 1,88 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 9,13%. Các thị trường Đan Mạch, Ba Lan, Bồ Đào Nha có kim ngạch nhập khẩu lần lượt là 1,45 tỷ USD; 1,23 tỷ USD; 1,02 tỷ USD.
Trong nhóm 9 thị trường đạt kim ngạch nhập khẩu tỷ USD 5 tháng đầu năm 2024, chỉ có 4 thị trường có trị giá tăng so với cùng kỳ năm 2023 là: Thuỵ Điển (+0,58%), Hà Lan (+1,2%), Ba Lan (+0,76%) và Bồ Đào Nha (+3,09%). Bồ Đào Nha là thị trường có kim ngạch nhập khẩu thấp nhất trong nhóm tỷ USD, nhưng lại có mức tăng mạnh nhất trong nhóm này so với cùng kỳ năm ngoái. 5 thị trường còn lại trong nhóm này có trị giá giảm so với cùng kỳ năm 2023, với Đức có trị giá giảm mạnh nhất (-6,2%), Đan Mạch (-5,71%), Tây Ban Nha (-4,33%)
Ở nhóm kim ngạch nhập khẩu trăm triệu USD của EU trong 5 tháng đầu năm 2024 đối với mã hàng Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác, có 8 thị trường có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2023 và 2 thị trường có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ.
Các thị trường có kim ngạch tăng so với cùng kỳ trong nhóm trăm triệu USD là: Hy Lạp đạt 318 triệu USD (+5,13%), Lituania đạt 233 triệu USD (+5,45%), Áo đạt 201 triệu USD (+0,12%), Phần Lan đạt 169 triệu USD (+1,01%), CH Séc đạt 163 triệu USD (+9%), Rumani đạt 160 triệu USD (+12,44%), Ai Len đạt 107 triệu (+2,03%), Croatia đạt 103 triệu USD (+10,86%).
Các thị trường có kim ngạch giảm so với cùng kỳ trong nhóm trăm triệu USD là: Bỉ đạt 666 triệu USD (-6,47%), Latvia đạt 101 triệu USD (-3,97%). Đây cũng là hai thị trường có kim ngạch lớn nhất và nhỏ nhất trong nhóm kim ngạch nhập khẩu trăm triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2024.
Ở nhóm kim ngạch nhập khẩu chục triệu USD của EU trong 5 tháng đầu năm 2024, Manta là thị trường đáng chú ý với mức giảm mạnh nhất tới 73,09% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên thị trường này có trị giá thấp nhất 11 triệu USD với tỷ trọng rất nhỏ, chỉ chiếm 0,05% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU đối với nhóm hàng này.
Đối với mã hàng thuỷ sản HS 16 (Các chế phẩm từ cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác), ĐứcPháp là hai thị trường đứng đầu với kim ngạch nhập khẩu tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024. Cụ thể, Đức có kim ngạch nhập khẩu đạt 1,81 tỷ USD, tăng 6,14% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 18,53%. Pháp có kim ngạch nhập khẩu đạt 1,31 tỷ USD, tăng nhẹ 0,07% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 13,45% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mã hàng này của thị trường EU.
Mặc dù trong cả quý I/2024, Đức là thị trường duy nhất có kim ngạch nhập khẩu tỷ USD, nhưng tính thêm hai tháng đầu của quý II/2024, Pháp tiếp tục được đứng trong danh sách kim ngạch nhập khẩu tỷ USD này.
Trong tháng 5/2024, có 4 thị trường thành viên của EU đạt kim ngạch nhập khẩu trăm triệu USD và cũng là 4 thị trường có kim ngạch trên 500 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2024.
Hà Lan có kim ngạch nhập khẩu đạt 196,8 triệu USD trong tháng 5/2024, tăng 1,33% so với tháng 4/2024, đưa tổng kim ngạch 5 tháng đầu năm lên 941,7 triệu USD, giảm 3,91% so với cùng kỳ. Italia có kim ngạch nhập khẩu đạt 210,7 triệu USD trong tháng 5/2024, tăng 9,14% so với tháng 4/2024, đưa tổng kim ngạch 5 tháng đầu năm lên 922,8 triệu USD, giảm 1,44% so với cùng kỳ năm 2023.
Tây Ban Nha và Bỉ có kim ngạch nhập khẩu đạt lần lượt là 168 triệu USD và 140,7 triệu USD trong tháng 5/2024, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2024 của hai thị trường này lên mức tương ứng là 849,2 triệu USD và 680,6 triệu USD. Hai thị trường này có kim ngạch nhập khẩu tăng khá trong tháng 5/2024 so với tháng trước đó và đồng thời cũng tăng trong cả 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở nhóm thị trường có kim ngạch nhập khẩu trên 500 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2024, 6 thị trường này chiếm tỷ trọng lần lượt là: Đức chiếm 18,53%; Pháp chiếm 13,45%; Hà Lan chiếm 9,66%; Italia chiếm 9,46%; Tây Ban Nha chiếm 8,71%; Bỉ chiếm 6,98% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU đối với nhóm hàng mã HS 16.
Các thị trường có kim ngạch nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2024 dưới 500 triệu USD và trên 100 triệu USD gồm 11 nước, trong đó có 3 nước có kim ngạch giảm so với cùng kỳ và 8 nước có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm 2023.
Cụ thể 3 thị trường có kim ngạch giảm là: Đan Mạch (-4,83%) đạt 411,1 triệu USD, Thuỵ Điển (-2,65%) đạt 340,3 triệu USD, Hungary (-18,09%) đạt 185,3 triệu USD.
Và 8 thị trường có kim ngạch giảm là: Ai Len (+15,65%) đạt 272,5 triệu USD; Áo (+5,36%) đạt 269,6 triệu USD; Ba Lan (+13,08%) đạt 256,5 triệu USD; Bồ Đào Nha (+3,78%) đạt 248,6 triệu USD; Rumani (+11,67%) đạt 195,1 triệu USD; CH Séc (+5,27%) đạt 178,6 triệu USD; Slovakia (+7,46%) đạt 169,3 triệu USD; Phần Lan (+2,26%) đạt 120,9 triệu USD.
Trong nhóm kim ngạch nhập khẩu chục triệu USD 5 tháng đầu năm 2024, các thị trường đạt trị giá tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái là: Croatia (+25,41%), Bungari (+20,82%), Lituania (+13,03%).
Thị trường
T5/2024
5T/2024
Trị giá (USD)
So với T4/2024 (%)
Trị giá (USD)
So với 5T/2023 (%)
Tỷ trọng (%)
Tổng KNNK
2.055.018
5,77
9.752.573
2,11
100
Đức
351.380
-0,56
1.806.726
6,14
18,53
Pháp
299.983
11,81
1.311.359
0,07
13,45
Hà Lan
196.753
1,33
941.718
-3,91
9,66
Italia
210.672
9,14
922.786
-1,44
9,46
Tây Ban Nha
167.981
10,57
849.238
1,85
8,71
Bỉ
140.702
5,05
680.604
4,36
6,98
Đan Mạch
91.430
11,24
411.098
-4,83
4,22
Thụy Điển
72.124
4,67
340.273
-2,65
3,49
Ai Len
58.850
4,74
272.511
15,65
2,79
Áo
51.651
-0,93
269.574
5,36
2,76
Ba Lan
49.023
-2,05
256.467
13,08
2,63
Bồ Đào Nha
53.805
10,80
248.621
3,78
2,55
Rumani
38.609
-4,49
195.115
11,67
2,00
Hungary
40.692
14,99
185.337
-18,09
1,90
CH Séc
39.175
13,18
178.600
5,27
1,83
Slovakia
37.537
18,22
169.261
7,46
1,74
Phần Lan
25.413
-5,49
120.872
2,26
1,24
Lituania
20.348
12,83
84.009
13,03
0,86
Croatia
19.741
21,33
80.032
25,41
0,82
Hy Lạp
15.389
-8,07
75.978
-0,11
0,78
Latvia
14.020
0,94
69.262
2,22
0,71
Slovenia
12.469
-1,58
60.441
6,26
0,62
Estonia
11.641
6,79
57.086
-2,90
0,59
Bungari
10.785
-3,08
53.383
20,82
0,55
Luxembua
11.065
8,01
53.223
1,11
0,55
Sip
5.472
-8,88
29.828
6,10
0,31
Manta
8.308
56,55
29.171
6,07
0,30
Nguồn: Tính toán từ số liệu Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) của WTO
Nguồn: Vitic

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25715975059