Tổng giám đốc IMF: Tăng trưởng thấp và nợ cao đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu
Thứ bảy, 19-10-2024AsemconnectVietnam - Hôm thứ Năm (17/10), người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng nợ cao và tăng trưởng thấp vẫn là những trở ngại lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết, nền kinh tế toàn cầu mặc dù đã đạt được tiến bộ đáng kể trong quá trình phục hồi, nhưng các chính phủ đã trở nên quá quen với việc vay nợ, và tăng trưởng yếu làm tăng thêm những thách thức trong việc trả nợ.
"Vẫn chưa đến lúc ăn mừng… Khi chúng ta nhìn vào những thách thức trước mắt, thách thức lớn nhất là tăng trưởng thấp, nợ cao. Đây là nơi chúng ta có thể và phải làm tốt hơn", bà cho biết.
Trong khi khen ngợi công việc của các ngân hàng trung ương lớn trong việc kiềm chế lạm phát, bà Georgieva lưu ý rằng những thành tựu này không phải là phổ biến và một số nền kinh tế vẫn đang phải đối mặt với giá cả cao hơn, điều này làm gia tăng sự bất mãn về mặt xã hội và chính trị.
"Những nền kinh tế lớn thành công thực sự đã hoạt động rất tốt và vẫn còn những nơi trên thế giới mà lạm phát vẫn là vấn đề", bà cho biết.
Các bình luận được đưa ra khi các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương chuẩn bị họp tại Washington vào tuần tới cho các cuộc họp thường niên năm 2024 của IMF và Nhóm Ngân hàng Thế giới. Các quan chức sẽ thảo luận các chủ đề bao gồm triển vọng kinh tế thế giới, xóa đói giảm nghèo và quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.
Bà Georgieva cảnh báo rằng thương mại quốc tế sẽ không còn là "động lực tăng trưởng" như trước đây, đồng thời nhấn mạnh sự gia tăng các chính sách hạn chế trong nhiều nền kinh tế.
Mỹ và Liên minh châu Âu đã có động thái áp một loạt thuế quan đối với Trung Quốc vì những gì họ xem là các hoạt động thương mại không công bằng của nước này.
“Tất cả những điều này thực sự đang tạo ra một môi trường ngờ vực hơn và giờ đây các nền kinh tế tiên tiến hơn là các thị trường mới nổi đang dẫn đầu về các biện pháp công nghiệp hóa và các biện pháp bảo hộ”, bà cho biết.
Bên cạnh đó, bà Georgieva cũng chỉ ra căng thẳng địa chính trị là một trong những rủi ro chính đối với sự ổn định tài chính toàn cầu.
“Tất cả chúng ta đều rất lo lắng về cuộc xung đột đang mở rộng ở Trung Đông và khả năng gây bất ổn cho các nền kinh tế khu vực và thị trường dầu khí toàn cầu”, bà cho biết.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
IMF: Nợ công toàn cầu sẽ vượt 100.000 tỷ USD trong năm nay
Thái Lan bất ngờ hạ lãi suất sau 4 năm, Philippines cắt giảm lần thứ hai
ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế
Nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc tăng trưởng trong quý III/2024
Lạm phát tháng 9/2024 của Achentina được dự báo ở mức thấp nhất kể từ cuối năm 2021
Canada ghi nhận thâm hụt thương mại tháng thứ sáu liên tiếp vào tháng 8/2024
Ý: Tâm lý kinh tế trong tháng 8 thấp kỷ lục
Brazil vượt ước tính thặng dư thương mại vào tháng 9/2024 nhưng cắt giảm triển vọng hàng năm
Lạm phát khu vực đồng euro đang giảm
Niềm tin của các nhà sản xuất Nhật Bản tăng vào tháng 10/2024
Sản lượng công nghiệp của Brazil tăng 0,1% trong tháng 8/2024
Ngành dịch vụ của Nhật Bản mở rộng trong tháng thứ ba liên tiếp vào tháng 9/2024
Tình hình kinh tế, thương mại Ý những tháng đầu năm và dự báo
Tăng trưởng ngành dịch vụ của Ireland đạt mức cao nhất trong sáu tháng vào tháng 9/2024
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...