Hà Nội khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo năm 2024
Thứ bảy, 12-10-2024AsemconnectVietnam - Festival làng nghề giới thiệu và trưng bày các nhóm ngành nghề như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ...
Tối 11/10, tại Trung tâm văn hóa-thể thao huyện Thường Tín (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội và Ủy ban Nhân dân huyện Thường Tín đã khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo và và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 nhằm kỷ niệm 70 năm giải phóng huyện Thường Tín (28/8/1954-28/8/2024) và 70 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 nhằm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch.
Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo nói chung và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 nói riêng nhằm hỗ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, nghệ nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội và huyện Thường Tín trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nghề truyền thống địa phương, sản phẩm OCOP, sản phẩm truyền thống làng nghề.
Đồng thời tuyên truyền, kết nối quảng bá các hoạt động trình diễn nghề, trình diễn các quy trình sản xuất tiêu biểu, biểu diễn thực cảnh để quảng bá nghề, sản phẩm nghề truyền thống địa phương nhằm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghề và làng nghề phục vụ du lịch.
Hà Nội với 1.350 làng nghề với khoảng 176 nghìn hộ làm nghề, chiếm 45% tổng số làng nghề trong cả nước.
Riêng huyện Thường Tín được coi là "thủ phủ" của làng nghề, với 50 làng nghề được Ủy ban Nhân dân thành phố (tỉnh Hà Tây trước đây) công nhận và 81 làng có nghề, tiêu biểu trong số đó phải kể đến như sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái); nghề thêu tại các xã Quất Ðộng, Thắng Lợi, Dũng Tiến, Lê Lợi; nghề tiện gỗ ở làng Nhị Khê (xã Nhị Khê); nghề điêu khắc ở các làng: Nhân Hiền (xã Hiền Giang), Định Quán (xã Tiền Phong); mỹ nghề sừng Thụy Ứng (xã Hòa Bình); Hoa cây cảnh xã Hồng Vân, Vân Tảo; mộc xã Vạn Điểm, Thống Nhất, Tô Hiệu; mây tre đan xã Ninh Sở...
Năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã công nhận mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã cho 10 đơn vị trên địa bàn các quận, huyện.
Trong số đó, Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề gắn với du lịch xã Duyên Thái thuộc huyện Thường Tín đạt mô hình 3 sao.
Các mô hình được công nhận đã, đang và sẽ tiếp tục được hỗ trợ thông tin, tuyên truyền, nâng cao năng lực, kết nối sản phẩm OCOP trên địa bàn, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm; hình thành các tour, chương trình du lịch liên kết với các Trung tâm Thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch; lồng ghép quảng bá các Trung tâm này tại các văn phòng công ty du lịch và đại lý lữ hành trong và ngoài nước.
Với quy mô 60 gian hàng tiêu chuẩn; khu trưng bày trung tâm và khu trưng bày các sản phẩm làng nghề tiêu biểu, đặc sắc của huyện Thường Tín (diện tích 800m2).
Thông qua Festival và Triển lãm, các tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận, tìm hiểu, kết nối các hoạt động thiết kế sáng tạo, phát huy những ý tưởng, thiết kế ra những mẫu sản phẩm mới, có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật đáp ứng và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng; từ đó có thể phát triển, hình thành điểm đến về thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.
Festival làng nghề giới thiệu và trưng bày các nhóm ngành nghề như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; chế biến, bảo quản nông sản.
Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bao gồm sản phẩm may mặc; sản phẩm gốm sứ; sản phẩm dệt và thêu ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng; sản phẩm cơ khí; chế biến nông sản thực…
Nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu đi các thị trường chất lượng cao như Nhật Bản, Mỹ, EU, Dubai, Nga và một số nước Châu Á, Đông Nam Á.
Trong những năm qua, Trung ương và thành phố Hà Nội luôn quan tâm, hỗ trợ các làng nghề phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ thông qua các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, du lịch nhằm phát triển kinh tế, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các địa phương và doanh nghiệp. Festival làng nghề diễn ra từ nay cho đến hết ngày 14/10/2024./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Khai mạc diễn đàn kinh doanh và pháp luật năm 2024
Tiếp cận thị trường dệt may EU trong bối cảnh mới
Tìm đối tác cung ứng gạo đi châu Phi
Khai mạc gian hàng Quốc gia Việt Nam ở Hội chợ thương mại điện tử toàn cầu lần 3
Chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản tìm kiếm đối tác sản xuất chân gà đông lạnh tại Việt Nam
Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp đóng gói bao bì và in ấn
Khai mạc Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội 2024
Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024
Quảng bá rau quả Việt Nam tại Hội chợ Asia Fruit Logistica 2024 ở Hong Kong
Quảng bá văn hóa ẩm thực và cơ hội kinh doanh của Việt Nam tại Israel
Doanh nghiệp từ 13 quốc gia, vùng lãnh thổ dự Hội chợ quốc tế đồ gỗ tại Việt Nam
SUNRATE hợp tác với VietCham Singapore để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại Singapore
VINAMAC EXPO 2024 - Đột phá Công nghệ hướng tới cơ hội hợp tác phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam
Doanh nghiệp Liên Hạ (Đài Loan) tìm nhà cung ứng khoai tây, cà chua cắt lát