Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất để các doanh nghiệp ASEAN hợp tác đầu tư
Thứ sáu, 11-10-2024AsemconnectVietnam - Các Thủ tướng Việt Nam, Lào và Campuchia nhấn mạnh sự quan tâm đến cộng đồng doanh nghiệp; chỉ đạo, định hướng về hợp tác cùng phát triển đặc biệt về đảm bảo an ninh lương thực, chuyển đổi số.
Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 10/10, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44-45 tại thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã có cuộc ăn sáng giao lưu đặc biệt với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC).
Tại sự kiện, các Thủ tướng và đại biểu ASEAN BAC đã thảo luận các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác và đẩy mạnh quan hệ đối tác của 3 nước sâu sắc hơn trong hội nhập kinh tế, trong đó tập trung tăng cường kết nối, bao gồm tăng cường cơ sở hạ tầng và liên kết giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại và đầu tư; tăng cường khả năng phục hồi kinh tế; thúc đẩy các chính sách có thể chống chọi với các cú sốc kinh tế và đảm bảo tăng trưởng bền vững; đặc biệt, mong muốn trao quyền cho khu vực tư nhân, khuyến khích sự tham gia và đầu tư lớn hơn từ các doanh nghiệp ASEAN vào các sáng kiến phát triển khu vực.
Các Thủ tướng nhấn mạnh sự quan tâm đến cộng đồng doanh nghiệp cũng như ASEAN BAC; đồng thời có các chỉ đạo, định hướng về việc hợp tác cùng phát triển đặc biệt trong các lĩnh vực như: đảm bảo an ninh lương thực, chuyển đổi số, kết nối hạ tầng, các khu công nghiệp và vùng kinh tế trọng điểm; từ đó tăng cường hợp tác và đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế giữa 3 nước thực chất và hiệu quả.
Đại diện ASEAN BAC cho biết trong năm 2024, Hội đồng đã đưa ra nhiều ý tưởng nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, trong đó có các dự án hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển bền vững; khẳng định cam kết tập trung thúc đẩy phát triển hạ tầng logistics hiện đại, thông minh, với sáng kiến quan trọng, điểm nhấn là dự án Di sản Logistics ICD Vĩnh Phúc Viet Nam Superport, một trung tâm logistics tầm cỡ thế giới, giúp tăng cường kết nối chuỗi cung ứng toàn khu vực.
ASEAN BAC Việt Nam, Lào và Campuchia cam kết triển khai các hoạt động theo định hướng và chỉ đạo của các Thủ tướng liên quan đến thúc đẩy cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh và đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng tới phát triển bền vững, bao trùm, kết doanh nghiệp và người dân trong khu vực.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 3 nước Việt Nam, Lào Campuchia có truyền thống văn hóa-lịch sử lâu đời, gắn kết chặt chẽ, mật thiết cả về địa lý, lịch sử, truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập, chủ quyền và trong phát triển kinh tế-xã hội ngày nay. Truyền thống đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam-Campuchia-Lào là tài sản quý giá, là nền tảng phát triển quan hệ hợp tác, tin cậy lẫn nhau và là yếu tố then chốt trong thúc đẩy đoàn kết, gắn bó giữa 3 nước.
Thời gian qua, nhiều cơ chế hợp tác ba bên giữa Việt Nam-Campuchia-Lào đã được hình thành và phát huy hiệu quả, góp phần thiết thực vào việc củng cố và vun đắp cho hợp tác 3 nước. Trong số đó, hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư có bước chuyển mạnh mẽ, song vẫn chưa xứng tầm với quan hệ chính trị-ngoại giao tốt đẹp.
Tại cuộc gặp 3 bên nhân dịp Hội nghị Cấp cao lần này, Thủ tướng 3 nước đã nhất trí hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư cần có những bước đột phá chiến lược để tương xứng với tầm vóc quan hệ chính trị và tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước.
Đánh giá cao chủ đề của Hội nghị Cấp cao năm nay là "ASEAN: Thúc đẩy Kết nối và Tự cường," Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn cộng đồng doanh nghiệp các nước ASEAN tiếp tục hợp tác, ủng hộ, góp phần giúp 3 nước Việt Nam-Lào- Campuchia nâng tầm gắn kết kinh tế ngang tầm gắn kết về địa lý, lịch sử và quan hệ chính trị-ngoại giao.
Cụ thể, đẩy mạnh kết nối 3 nền kinh tế trên 5 lĩnh vực: Kết nối mềm (xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của 3 nước và mỗi nước); kết nối cứng, nhất là kết nối giao thông gồm hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển; kết nối thương mại (phát huy các lợi thế có thể bổ sung cho nhau, hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng gắn kết với chuỗi cung ứng toàn cầu, khu vực); kết nối hạ tầng số, hạ tầng năng lượng; kết nối các doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ cùng Chính phủ Lào và Chính phủ Campuchia tạo thuận lợi nhất để các doanh nghiệp đến hợp tác, đầu tư, kinh doanh với tinh thần “cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng chiến thắng và phát triển; cùng chia sẻ niềm vui, hạnh phúc và tự hào” với 3 đất nước, 3 dân tộc./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/thu-tuong-tao-thuan-loi-nhat-de-cac-doanh-nghiep-asean-hop-tac-dau-tu-post982357.vnp
Tại sự kiện, các Thủ tướng và đại biểu ASEAN BAC đã thảo luận các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác và đẩy mạnh quan hệ đối tác của 3 nước sâu sắc hơn trong hội nhập kinh tế, trong đó tập trung tăng cường kết nối, bao gồm tăng cường cơ sở hạ tầng và liên kết giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy thương mại và đầu tư; tăng cường khả năng phục hồi kinh tế; thúc đẩy các chính sách có thể chống chọi với các cú sốc kinh tế và đảm bảo tăng trưởng bền vững; đặc biệt, mong muốn trao quyền cho khu vực tư nhân, khuyến khích sự tham gia và đầu tư lớn hơn từ các doanh nghiệp ASEAN vào các sáng kiến phát triển khu vực.
Các Thủ tướng nhấn mạnh sự quan tâm đến cộng đồng doanh nghiệp cũng như ASEAN BAC; đồng thời có các chỉ đạo, định hướng về việc hợp tác cùng phát triển đặc biệt trong các lĩnh vực như: đảm bảo an ninh lương thực, chuyển đổi số, kết nối hạ tầng, các khu công nghiệp và vùng kinh tế trọng điểm; từ đó tăng cường hợp tác và đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế giữa 3 nước thực chất và hiệu quả.
Đại diện ASEAN BAC cho biết trong năm 2024, Hội đồng đã đưa ra nhiều ý tưởng nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, trong đó có các dự án hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển bền vững; khẳng định cam kết tập trung thúc đẩy phát triển hạ tầng logistics hiện đại, thông minh, với sáng kiến quan trọng, điểm nhấn là dự án Di sản Logistics ICD Vĩnh Phúc Viet Nam Superport, một trung tâm logistics tầm cỡ thế giới, giúp tăng cường kết nối chuỗi cung ứng toàn khu vực.
ASEAN BAC Việt Nam, Lào và Campuchia cam kết triển khai các hoạt động theo định hướng và chỉ đạo của các Thủ tướng liên quan đến thúc đẩy cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh và đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng tới phát triển bền vững, bao trùm, kết doanh nghiệp và người dân trong khu vực.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 3 nước Việt Nam, Lào Campuchia có truyền thống văn hóa-lịch sử lâu đời, gắn kết chặt chẽ, mật thiết cả về địa lý, lịch sử, truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập, chủ quyền và trong phát triển kinh tế-xã hội ngày nay. Truyền thống đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam-Campuchia-Lào là tài sản quý giá, là nền tảng phát triển quan hệ hợp tác, tin cậy lẫn nhau và là yếu tố then chốt trong thúc đẩy đoàn kết, gắn bó giữa 3 nước.
Thời gian qua, nhiều cơ chế hợp tác ba bên giữa Việt Nam-Campuchia-Lào đã được hình thành và phát huy hiệu quả, góp phần thiết thực vào việc củng cố và vun đắp cho hợp tác 3 nước. Trong số đó, hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư có bước chuyển mạnh mẽ, song vẫn chưa xứng tầm với quan hệ chính trị-ngoại giao tốt đẹp.
Tại cuộc gặp 3 bên nhân dịp Hội nghị Cấp cao lần này, Thủ tướng 3 nước đã nhất trí hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư cần có những bước đột phá chiến lược để tương xứng với tầm vóc quan hệ chính trị và tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước.
Đánh giá cao chủ đề của Hội nghị Cấp cao năm nay là "ASEAN: Thúc đẩy Kết nối và Tự cường," Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn cộng đồng doanh nghiệp các nước ASEAN tiếp tục hợp tác, ủng hộ, góp phần giúp 3 nước Việt Nam-Lào- Campuchia nâng tầm gắn kết kinh tế ngang tầm gắn kết về địa lý, lịch sử và quan hệ chính trị-ngoại giao.
Cụ thể, đẩy mạnh kết nối 3 nền kinh tế trên 5 lĩnh vực: Kết nối mềm (xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của 3 nước và mỗi nước); kết nối cứng, nhất là kết nối giao thông gồm hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển; kết nối thương mại (phát huy các lợi thế có thể bổ sung cho nhau, hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng gắn kết với chuỗi cung ứng toàn cầu, khu vực); kết nối hạ tầng số, hạ tầng năng lượng; kết nối các doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ cùng Chính phủ Lào và Chính phủ Campuchia tạo thuận lợi nhất để các doanh nghiệp đến hợp tác, đầu tư, kinh doanh với tinh thần “cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng chiến thắng và phát triển; cùng chia sẻ niềm vui, hạnh phúc và tự hào” với 3 đất nước, 3 dân tộc./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/thu-tuong-tao-thuan-loi-nhat-de-cac-doanh-nghiep-asean-hop-tac-dau-tu-post982357.vnp
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh Kinh tế Á – Âu khi Hiệp định VCUFTA có hiệu lực
EC lại áp 10% thuế chống bán phá giá giày mũ da nhập từ Việt Nam
Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Hoa Kỳ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN- Hoa Kỳ
Tác động của TPP đến quan hệ thương mại Việt Nam và Úc
Gia nhập WTO giúp Hải Dương gặt hái nhiều thành công
Ngành dệt may Đà Nẵng bị sẵn sàng đón TPP
TPP: Cơ hội thu hút FDI vào Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam: Cơ hội và Thách thức
HSBC: Việt Nam sẽ có được lợi ích to lớn từ TPP
Doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ có cổng kinh doanh trực tuyến
Xây dựng chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN
Việt Nam và Campuchia triển khai kết nối hai nền kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng lãnh thổ Bắc Australia thúc đẩy hợp tác
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...