Thứ hai, 28-10-2024 - 15:46 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường kim loại thế giới ngày 10/10: Giá vàng giảm phiên thứ 6 liên tiếp 

 Thứ năm, 10-10-2024

AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 9/10 hầu hết các mặt hàng kim loại đều giảm.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm phiên thứ 6 liên tiếp do đồng USD tăng giá và làm suy yếu kỳ vọng về việc hạ lãi suất lớn hơn từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)vào tháng 11.
Chốt phiên giao dịch ngày 9/10, giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 2.607,93 USD/ounce và giá vàng giao tương lai giảm 0,4% xuống 2.626 USD.
“Thị trường không thay đổi nhiều vì báo cáo bảng lương bất thường có thể buộc Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) điều chỉnh lại. Đó là lý do tại sao vàng không tăng giá và giảm phiên thứ 6 liên tiếp mặc dù mức giảm chỉ ở mức khiêm tốn”,Tai Wong, nhà kinh doanh kim loại độc lập có trụ sở tại New York, cho hay.
Đồng USD đã tăng giá trong vài phiên qua, điều này tạo thêm áp lực giảm giá cho kim loại quý, ông Wong nói thêm.
Chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, đạt mức cao nhất gần hai tháng, khiến vàng trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Biên bản phiên họp ngày 17 - 18/9 lưu ý rằng tốc độ giảm trong tương lai sẽ không được xác định bằng mức giảm ban đầu lớn.Fed hạ lãi suất chuẩn nửa điểm phần trăm trong tháng trước.
Theo công cụ CME FedWatch, các thị trường hiện nhận thấy 76% khả năng Fed sẽ giảm 25 điểm cơ bản vào tháng tới.
Vàng, tài sản không lãi suất, là một khoản đầu tư được ưu tiên trong bối cảnh lãi suất thấp hơn.
Chủ tịch Fed tại Dallas, Lorie Logan cho biết bà muốn có những đợt giảm nhỏ hơn trước mắt, do những rủi ro lạm phát vẫn còn và những bất ổn đáng kể về triển vọng kinh tế.
Các nhà đầu tư hiện chờ đợi dữ liệu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ lần lượt được công bố vào thứ Năm (10/10) và thứ Sáu (11/10) để có thêm thông tin chi tiết về triển vọng lãi suất.
Nhà phân tích thị trường Carlo Alberto De Casa của Kinesis Money cho biết mặc dù có sự sụt giảm khiêm tốn, kỳ vọng về lãi suất thấp hơn và căng thẳng địa chính trị đang diễn ra cho thấy bối cảnh có thể vẫn hỗ trợ vàng trong dài hạn.
Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,8% xuống 30,46 USD/ounce. Giá bạch kim ổn định ở 949,91 USD, trong khi giá palladium tăng 1,6% lên 1.038,25 USD, theo Reuters.
Trên thị trường kim loại màu, hợp đồng đồng tháng 11 được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) đã giảm 0,8% xuống còn 77.560 Nhân dân tệ (10.975,73 USD)/tấn.
Đồng thời, trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME), giá đồng kỳ hạn 3 tháng tăng 0,3% lên 9.771,5 USD/tấn, nhưng dao động gần mức thấp nhất trong hai tuần đạt được trong phiên trước.
Trung Quốc, một trong những quốc gia tiêu thụ kim loại cơ bản lớn nhất thế giới, đã bày tỏ sự tự tin về việc đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm. Nhưng việc không nêu chi tiết đầy đủ các biện pháp mới hoặc lớn đã làm dấy lên lo ngại về cam kết của Bắc Kinh trong việc đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái hiện tại.
Tương tự, giá nhôm giảm, do hoạt động đẩy mạnh bán ra trong bối cảnh không chắc chắn về kế hoạch phục hồi nền kinh tế Trung Quốc.
Giá nhôm giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 2,5% xuống 2.505 USD/tấn – thấp nhất kể từ ngày 24/9/2024.
Trong phiên ngày 8/10/2024, giá nhôm giảm 3,3% - phiên giảm mạnh nhất hơn 5 tháng.
Trên thị trường kim loại màu khác, giá niken giảm 0,4% xuống 134.940 Nhân dân tệ, giá kẽm giảm 1,5% xuống 25.180 Nhân dân tệ, giá chì giảm 0,4% xuống 16.890 Nhân dân tệ, trong khi giá thiếc giảm 1,2% xuống 265.170 Nhân dân tệ.
Thị trường sắt thép, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm, do không có thêm các biện pháp tài khóa sau gói kích thích kinh tế khổng lồ của Trung Quốc, gây thất vọng cho các nhà đầu tư.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2025 trên sàn Đại Liên giảm 3,6% xuống 777,5 CNY (110,12 USD)/tấn, sau khi giảm hơn 4% trong đầu phiên giao dịch.
Trong khi đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 11/2024 trên sàn Singapore tăng 0,2% lên 105,2 USD/tấn.
Giá kim loại giảm sau khi Bắc Kinh không đưa ra bất kỳ các biện pháp kích thích có ý nghĩa nào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các nhà phân tích thuộc ANZ cho biết.
Các nhà phân tích của Citi đã nâng mục tiêu ngắn hạn đối với quặng sắt lên 120 USD, cho biết hàng hóa này phụ thuộc vào các biện pháp kích thích của Trung Quốc. Tuy nhiên, giá quặng sắt trong vài tuần tới do bầu cử Mỹ, rủi ro suy thoái và phản ứng của thị trường vật lý đối với giá cả tăng cao.
Trong khi đó, các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết quyết tâm của Trung Quốc trong việc chấm dứt tình trạng suy thoái trên thị trường bất động sản và sức ảnh hưởng của các biện pháp kích thích là những yếu tố quan trọng tác động tới tâm lý thị trường tại thời điểm nhu cầu đang cải thiện theo mùa và nguồn cung nhập khẩu giảm.
Họ cũng nhận thấy khả năng giá quặng sắt tăng thêm cho đến cuối năm dương lịch.
Đồng thời, trên sàn Thượng Hải, giá thép cuộn cán nóng giảm 3,5%, thép cây giảm gần 3,3%, thép không gỉ giảm gần 1,3% và thép cuộn không thay đổi.
Giá thép đã vượt mốc 3.400 CNY/tấn vào cuối tháng 9, trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài tại Trung Quốc. Đà tăng được thúc đẩy từ các biện pháp kich thích kinh tế mà chính quyền Bắc Kinh mới công bố gần đây.
Indonesia sẽ áp đặt thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sắt cuộn phẳng từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan bắt đầu từ tuần tới, theo văn bản của Bộ Tài chính nước này công bố hôm 7/10.
Nhập khẩu các sản phẩm bị ảnh hưởng sẽ phải chịu thuế trong khoảng 4,4% - 7,9% cộng thêm thuế nhập khẩu chung hoặc các loại thuế khác đã áp đặt trước đó đối với các sản phẩm đó. Thuế sẽ áp dụng từ ngày 14/10 đến năm 2029.
Các biện pháp được coi là cần thiết sau một cuộc điều tra phát hiện rằng ngành công nghiệp Indonesia chưa hoàn toàn phục hồi từ những tổn thất do việc bán phá giá liên tục của các sản phẩm cuộn phẳng bằng sắt hoặc thép không hợp kim phủ hoặc phủ thiếc từ các nước được nêu tên.
Ít nhất có 9 công ty được đặt tên trong tài liệu, trong đó có 5 công ty Trung Quốc.
N. Hao
Nguồn: VITIC
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25715364647