Thứ tư, 4-12-2024 - 0:28 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU tăng 43% trong 8 tháng đầu năm 2024 

 Thứ tư, 9-10-2024

AsemconnectVietnam - Từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đã liên tiếp tăng cao về giá trị. Nhiều hãng rang xay tại châu Âu đang tích cực tăng tốc nhập cà phê trước Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) có hiệu lực kể từ đầu tháng 1/2025.

Theo tính toán từ số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 8/2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt trên 30.000 tấn, trị giá hơn 160 triệu USD; tăng 10% về lượng và tăng 17% về giá trị so với tháng trước đó; đồng thời tăng 9% về lượng và tăng 102% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt khoảng 420 nghìn tấn, trị giá 1.549,4  triệu USD, giảm 9% về lượng song tăng 42,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ trọng xuất khẩu hàng cà phê của Việt Nam sang EU chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong thời gian này.
Từ đầu năm tới nay, tốc độ tăng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU so theo tháng tăng trưởng dương trong tháng 1,3,7,8/2024 và tăng trưởng âm trong tháng 2,4,5,6/2024.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang EU  trong tháng 8/2024 đạt 5.250 USD/tấn, tăng 6% so với tháng 7/2024 và tăng 86,4% so với tháng 8/2023. Trong 8 tháng đầu năm, mức giá xuất khẩu bình quân đạt 3.709 USD/tấn, tăng 54,3% so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giảm về lượng trong 8 tháng đầu năm nay là do trữ lượng thấp, nguồn cung không còn nhiều. Đầu tiên là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến khô hạn và mưa bão xảy ra nhiều nơi, đặc biệt ở Tây Nguyên, vùng trọng điểm trồng cà phê của Việt Nam. Các vườn cà phê đã bắt đầu xuất hiện những trái chín sớm trong tháng 9/2024. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa bão nên vụ thu hoạch có thể bắt đầu muộn hơn so với bình thường. Theo các bản tin thời tiết, việc mưa bão có thể kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch cà phê trong thời gian tới. Năm nay cũng là lần đầu tiên giá cà phê đạt mức cao kỷ lục trước khi bước vào vụ thu hoạch.
Cà phê Tây nguyên vào vụ rộ từ tháng 11 đến tháng 12 nên giai đoạn hiện tại nguồn cung của Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong năm. Giá cà phê có thể tăng thêm trong những tháng cuối năm khi tình hình nguồn cung toàn cầu trở nên tồi tệ hơn.
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2023-2024 ước giảm 20% so với niên vụ trước, xuống còn 1,47 triệu tấn, thấp nhất trong 4 năm, đặt áp lực lên nguồn cung Robusta trên thị trường thế giới.
Giá cà phê tăng vọt là do nhu cầu cả trong và ngoài nước đều tăng cao, đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á, trong khi đó điều kiện thời tiết bất lợi và gián đoạn chuỗi cung ứng góp phần khiến sản lượng giảm. Sản xuất cà phê Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng bởi hạn hán kéo dài và nhiệt độ tăng cao, và bão lũ với hậu quả là năng suất giảm và chất lượng cây trồng bị ảnh hưởng.
Theo VICOFA, Việt Nam hiện chỉ còn khoảng 148.000 tấn cà phê để xuất khẩu trong 2 tháng còn lại của niên vụ 2023/2024 (từ tháng 8 đến đến hết tháng 9), cho đến khi niên vụ mới bắt đầu thu hoạch vào tháng 10 năm nay. Nguồn hàng cà phê cho xuất khẩu đang trông chờ vào vụ thu hoạch mới và dự báo xuất khẩu cà phê cả năm có thể thiết lập mốc kỷ lục 5,5 - 6 tỷ USD.
Ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ điều kiện tự nhiên, căng thẳng địa chính trị, và chi phí sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, với vị thế là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới và những nỗ lực cải thiện chuỗi giá trị, ngành cà phê Việt Nam vẫn có cơ hội vượt qua khó khăn và tiếp tục đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU có nhiều lợi thế từ Hiệp định EVFTA mang lại, chất lượng cà phê ngày càng được nâng cao đẩy giá tăng lên. Ngoài ra, nguồn cung cà phê toàn cầu sụt giảm kể từ năm 2022, đặc biệt là tại Brazil, Colombia, Peru… vốn là những đối thủ cạnh tranh với Việt Nam cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam chiếm thị phần tại EU.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU ngày càng tăng chứng tỏ mặt hàng này  đã tận dụng tốt cơ hội tiếp cận và thâm nhập thị trường EU, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua ưu đãi thuế quan, hưởng thuế suất ưu đãi từ Hiệp định EVFTA.
Cơ cấu thị trường thành viên theo kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường lớn thuộc khu vực EU có xu hướng tăng mạnh so với cùng kỳ 2023 nhờ giá tăng. Trong đó:
Xuất khẩu cà phê sang thị trường Đức  lớn nhất với 471,8 triệu USD (tương đương 129,9 nghìn tấn), tăng 43,9% về giá trị song giảm 11% về khối lượng so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 30,46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU, thấp hơn mức tỷ trọng 29,83% cùng kỳ 2023. Giá xuất khẩu đạt trung bình 3.631 USD/tấn, tăng 63,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 8/2024, xuất khẩu cà phê sang Đức đạt 8,2 nghìn tấn, trị giá đạt 43,8 triệu USD, giảm 8,86% về lượng và giảm 1% về giá trị so với tháng 7/2024 và  giảm 0,2% về lượng và tăng 91,3% về giá trị so với tháng 8/2023. Giá cà phê xuất sang Đức trong tháng này đạt trung bình 5200 USD/tấn, tăng 8,5% so với tháng liền trước và tăng 91,3% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ hai là thị trường Italia, xuất khẩu đạt 331,33 triệu USD (tương đương 99 nghìn tấn) trong 8 tháng đầu năm, giảm 13% về lượng song tăng 46% về giá trị so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 21,38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU, thấp hơn mức tỷ trọng 23,25% vào cùng kỳ năm 2023. Giá cà phê xuất sang Italia trong thời gian này đạt trung bình 3.343 USD/tấn, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 8, xuất khẩu cà phê đạt 35,7 triệu USD (tương đương 8 nghìn tấn), tăng 85% về giá trị và tăng 78% về khối lượng so với tháng 7/2024 và tăng 101% về giá trị và tăng 7% về khối lượng so với tháng 8/2023. Giá cà phê xuất sang Italia trong tháng này đạt trung bình 4.465 USD/tấn, tăng 4% so với tháng liền trước nhưng tăng 88% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ 3 là thị trường Tây Ba Nha, đạt 304  triệu USD (tương đương 77,2 nghìn tấn), tăng 81% về giá trị và tăng 17,1% về khối lượng so với cùng kỳ 2023, chiếm tỷ trọng 19,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường EU, cao hơn mức 15,5% của cùng kỳ năm 2023. Giá cà phê xuất trong thời gian này đạt trung bình 3.935 USD/tấn, tăng 54,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 8, xuất khẩu đạt 30,5 triệu USD (tương đương 5,4 nghìn tấn), giảm 10% về giá trị và giảm 15% về khối lượng so với tháng 7/2024 nhưng tăng 8,7% khối lượng và tăng 79,5% về giá trị  so với tháng 8/2023. Giá cà phê xuất sang thị trường này đạt trung bình 5.602 USD/tấn, tăng 6% so với tháng liền trước nhưng tăng 65% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, xuất khẩu cà phê sang Bulgaria tăng mạnh nhất trong thời gian này, với mức tăng 112,68%.
Trái lại, trong 8 tháng đầu năm 2024, lượng xuất khẩu cà phê sang một số thị trường giảm so với cùng kỳ 2023 như: xuất sang Latvia giảm 69,02% còn 774.743USD; sang Phần Lan giảm 66,18% còn 961.398 USD; sang Litva giảm 63,10% còn 335.850 USD…
Đáng chú ý, cà phê của Việt Nam năm nay đã xâm nhập được vào thị trường Áo và Slovakia. Tuy khối lượng rất ít, nhưng cũng là bước tiến quan trọng.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU- chi tiết đến các thị trường thành viên 8 tháng đầu năm 2024
                                                                                                                                                         Đơn vị: USD
Các thị trường nhập khẩu
8T/2024
8T/2023
So 8T/2024 với 8T/2023 (%)
Tỷ trọng (%)
8T/2024
8T/2024
Tổng cộng
1.549.442.829
1.085.344.536
42,76
100
100
Đức
471.884.368
323.723.180
45,77
30,46
29,83
Italia
331.332.894
252.306.912
31,32
21,38
23,25
Tây Ban Nha
304.080.255
168.113.840
80,88
19,63
15,49
Hà Lan
138.213.210
78.428.395
76,23
8,92
7,23
Bỉ
113.394.007
113.351.175
0,04
7,32
10,44
Ba Lan
48.631.806
36.346.670
33,80
3,14
3,35
Pháp
44.715.652
33.287.144
34,33
2,89
3,07
Bồ Đào Nha
38.150.030
25.682.078
48,55
2,46
2,37
Hy Lạp
23.640.197
14.325.588
65,02
1,53
1,32
Romania
7.639.451
7.384.147
3,46
0,49
0,68
Slovenia
5.276.956
7.357.959
-28,28
0,34
0,68
Hungary
3.198.387
4.234.459
-24,47
0,21
0,39
Đan Mạch
3.126.599
2.704.831
15,59
0,20
0,25
Bulgaria
3.072.263
1.444.522
112,68
0,20
0,13
Cộng Hoà Séc
2.991.621
1.837.894
62,77
0,19
0,17
Thụy Điển
2.898.668
2.786.638
4,02
0,19
0,26
Estonia
1.551.119
1.547.939
0,21
0,10
0,14
Croatia
1.242.392
2.091.537
-40,60
0,08
0,19
Ai Len
1.154.100
1.981.639
-41,76
0,07
0,18
Lithuania
1.081.729
910.108
18,86
0,07
0,08
Phần Lan
961.398
2.843.071
-66,18
0,06
0,26
Latvia
774.743
2.501.180
-69,02
0,05
0,23
Litva
335.850
910.108
-63,10
0,02
0,08
Sip
93.852
153.630
-38,91
0,01
0,01
Áo
1.144
0
 
 
Slovakia
139
0
 
 
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam
T.Huong
Nguồn: Vitic
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25716194638