Thứ bảy, 26-10-2024 - 6:51 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Doanh thu của Kênh đào Suez giảm 60% do căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Biển Đỏ 

 Thứ hai, 7-10-2024

AsemconnectVietnam - Cơ quan quản lý Suez nhận định: “Tình hình hiện tại và những thách thức chưa từng có ở khu vực Biển Đỏ” đã thúc đẩy các hãng tàu tìm kiếm các tuyến đường hàng hải thay thế và tránh xa Kênh đào Suez.

Một quan chức Ai Cập ngày 6/10 tiết lộ rằng doanh thu của Kênh đào Suez đã giảm 60%, trong khi số lượng tàu thuyền đi qua tuyến đường thủy kết nối châu Á với châu Âu đã giảm 49% kể từ đầu năm 2024, do căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Biển Đỏ.
Chủ tịch Cơ quan quản lý Kênh đào Suez (SCA) ông Osama Rabie nhận định: “Tình hình hiện tại và những thách thức chưa từng có ở khu vực Biển Đỏ” đã thúc đẩy các hãng tàu tìm kiếm các tuyến đường hàng hải thay thế và tránh xa Kênh đào Suez.
Theo SCA, doanh thu của Kênh đào Suez của Ai Cập đã giảm từ 9,4 tỷ USD trong năm tài chính 2022/2023 xuống còn 7,2 tỷ USD trong năm tài chính 2023/2024. Năm tài chính ở Ai Cập bắt đầu vào ngày 1/7 của năm trước và kết thúc vào ngày 30/6 của năm sau.
Kể từ khi xung đột ở Dải Gaza bùng phát vào tháng 10 năm ngoái, lực lượng Houthi ở Yemen đã nhiều lần tấn công các tàu thuyền qua lại trên Biển Đỏ và Vịnh Aden có liên kết với Israel, nhằm thể hiện sự đoàn kết với Palestine trong cuộc xung đột ở Dải Gaza, làm gián đoạn giao thông hàng hải ở Biển Đỏ.
Nhiều công ty vận tải buộc phải chuyển hướng khỏi con kênh đào của Ai Cập và chọn tuyến đường biển quanh Mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi, xa hơn nhưng an toàn hơn.
Kênh đào Suez là tuyến hàng hải quan trọng nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ, chiếm khoảng 12% khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của thế giới và là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ chốt của Ai Cập bên cạnh du lịch và kiều hối.
Việc Ai Cập liên tiếp đón nhận những tin không vui về sự sụt giảm doanh thu của Kênh đào Suez diễn ra trong bối cảnh quốc gia Bắc Phi này đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt ngoại tệ nghiêm trọng trong thời gian qua, ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế quốc gia./.
Nguồn: Vietnamplus.vn

  PRINT     BACK
 Nhật Bản mở rộng nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng
 Giá dầu Nga vượt mức trần do phương Tây áp đặt
 Mỹ ban hành kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp pin năng lượng từ Việt Nam
 Hoa Kỳ khởi xướng điều tra bán phá giá, chống trợ cấp thép CORE từ Việt Nam
 Canada gia hạn rà soát giá trị thông thường, giá xuất khẩu ống dẫn dầu Việt Nam
 Thái Lan khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam
 Ấn Độ khởi xướng điều tra với calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
 Thổ Nhĩ Kỳ kết luận chống bán phá giá pin năng lượng Mặt Trời nhập từ Việt Nam
 Hoa Kỳ khởi xướng rà soát chống bán phá giá một số sản phẩm của Việt Nam
 Cộng hòa Nam Phi khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô, xe buýt và xe tải có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam
 Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn áp dụng thuế tự vệ đối với sợi polyester nhập khẩu
 Hàn Quốc tăng kiểm tra về màu tổng hợp hữu cơ trong thực phẩm nhập khẩu
 Nam Phi khởi xướng điều tra chống bán phá giá với lốp xe ôtô, xe buýt Việt Nam
 Thêm một doanh nghiệp xuất khẩu ống thép Việt Nam sơ bộ đủ điều kiện tự xác nhận để không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại
 Bộ Công Thương ban hành Quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25715318625