Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang Mỹ và EU sụt giảm
Thứ sáu, 4-10-2024AsemconnectVietnam - Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang 2 thị trường nhập khẩu là Mỹ và EU đang sụt giảm liên tục trong 4 tháng qua.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam tăng trưởng trở lạiXuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang EU tăng gần 33%
Sau khi tăng trưởng nhanh trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam liên tục sụt giảm từ tháng 5 đến nay. Chỉ tính riêng trong tháng 8/2023, giá trị xuất khẩu cá ngừ đóng hộp giảm 13%, đạt gần 22 triệu USD. Tuy nhiên, nhờ sự tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm nên tính lũy kế 8 tháng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 196 triệu USD.
Hiện, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đã xuất được sang 74 nước trên thế giới. Trong đó, Mỹ, Israel, Đức, Hà Lan và Libăng là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ đóng hộp của Việt Nam, chiếm hơn 61% tổng giá trị xuất khẩu.
Tính đến hết tháng 8/2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang các thị trường này, trừ Hà Lan, đều tăng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, số liệu thống kê của Hải quan cho thấy xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang 2 thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ và EU đang sụt giảm liên tục trong 4 tháng qua.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, giai đoạn sụt giảm xuất khẩu cá ngừ đóng hộp cũng chính là giai đoạn Nghị định 37/2024/NĐ-CP có hiệu lực khiến các doanh nghiệp phải ngừng việc thu mua nguyên liệu cá vằn khai thác trong nước của ngư dân do không đảm bảo kích cỡ 100% đạt nửa mét trở lên; hầu hết các cảng cá hiện nay cũng đã ngừng xác nhận nguyên liệu (giấy S/C) cho các lô hàng cá ngừ vằn do kích thước cá khai thác nhỏ hơn quy định của Nghị định 37. Doanh nghiệp phải tận dụng nguồn nguyên liệu tồn kho để đáp ứng xuất khẩu.
Hiện tại, nguồn nguyên liệu tồn kho đã hết, những vướng mắc tù việc thực hiện quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác của cá ngừ vằn theo Nghị định 37 vẫn chưa được tháo gỡ.
Bên cạnh đó, khủng hoảng Biển Đỏ khiến chi phí vận tải đi châu Âu và Mỹ tăng mạnh. Cụ thể, theo báo cáo từ Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), chi phí vận tải từ Việt Nam đến châu Âu đã tăng 3-5 lần, còn đến Mỹ cũng tăng từ 70-88%. Không chỉ vậy, thời gian vận chuyển kéo dài còn gây ra tình trạng thiếu hụt container rỗng, khiến việc lưu thông hàng hóa thêm khó khăn. Điều này đang ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cá ngừ Việt trên thị trường quốc tế.
Khó lại chồng khó, nên xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam trong những tháng cuối năm dự kiến sẽ không thể phục hồi.
Nguồn: congthuong.vn
Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc trong 6 tháng đầu năm 2015
Báo cáo thực phẩm nhập khẩu vi phạm tháng 06/2015
Nhập khẩu thủy sản của Mỹ 2 tháng đầu năm 2015
Asean-Ấn Độ: Việt Nam phải cắt giảm, xóa bỏ thuế quan 6772 dòng thuế
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng
Trung Quốc hướng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường mới
Australia vào top 10 thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam
Mỹ: Khối lượng nhập khẩu cá rô phi tăng
Nhật Bản NK hơn 4.000 tấn tôm chân trắng từ Việt Nam 2 tháng đầu năm nay
Trung Quốc hướng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường mới
Quí I/2014: Nhập khẩu điện thoại và linh kiện từ Trung Quốc chiếm 68,2%
Quí I/2014: Nhập khẩu cao su giảm cả lượng và trị giá
Bốn tháng đầu năm, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 4 tỷ USD
Tổ chức Nông lương LHQ dự kiến xuất khẩu gạo tăng 8% so với 2013
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...