Thứ bảy, 26-10-2024 - 6:51 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia, Lào và Myanmar 8 tháng đầu năm 2024 

 Thứ sáu, 27-9-2024

AsemconnectVietnam - Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Lào và Campuchia tăng trưởng, trong khi xuất khẩu sang Myanmar ghi nhận giảm.

Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024
Trong những năm qua, hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Campuchia đạt được những thành tựu hết sức ý nghĩa. Theo đó, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2024, kim ngạch xuất sang Campuchia đạt 465 triệu USD, tăng 1,5% so với tháng trước, tính chung 8 tháng đầu năm 2024 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng dệt may là nhóm ngành hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Campuchia. Trong tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 94,8 triệu USD, tăng 24,2% so với tháng trước, 8 tháng đầu năm đạt 590,7 triệu USD, chiếm 2,4% tỷ trọng.
Tiếp đến là xuất khẩu sắt thép các loại, trong tháng 8/2024 đạt 64 triệu USD, 8 tháng/2024 đạt 491,2 triệu USD, chiếm 7,5% tỷ trọng.
Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trong 8 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước: Sản phẩm từ chất dẻo tăng 50,5%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 64,7%; sản phẩm từ cao su tăng 102,1%; cà phê tăng 74,7%.
Trong năm 2023 kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8 tỷ USD, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trong năm 2023 so với cùng kỳ năm trước: gỗ và sản phẩm gỗ tăng 76,1%; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tăng 15,8%.
Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Lào tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Lào trong tháng 8 năm 2024 đạt 74,2 triệu USD, tăng 12% so với tháng trước đó. Tính chung 8 tháng đầu năm 2024 đạt 429,5 triệu USD, tăng 20,6%.
Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Lào trong 8 tháng/2024 là sản phẩm hóa chất đạt 47,7 triệu USD, chiếm 11% tỷ trọng xuất khẩu; tiếp đến là mặt hàng xăng dầu các loại đạt 45,7 triệu USD, chiếm 10,6% tỷ trọng.
Ngoài ra Việt Nam còn xuất khẩu các mặt hàng khác sang thị trường Lào: xuất khẩu nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; sản phẩm chất dẻo; hàng rau quả; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc; giấy và các sản phẩm từ giấy; phân bón; gốm sứ.
Nhìn chung hầu hết các nhóm mặt hàng xuất sang Lào đều có kim ngạch xuất khẩu tăng so với tháng trước đó. Để có thể tận dụng, phát huy được cơ hội phát triển, vượt qua các khó khăn, thách thức, đặc biệt là các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao tính chủ động để khai thác hết các lợi thế xuất khẩu sang Lào, gia tăng quy mô xuất khẩu.
Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Myanmar tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Myanmar trong tháng 8/2024 đạt 19,6 triệu USD, giảm 30,7% so với tháng trước đó. Tính chung 8 tháng đầu 2024 đạt 197 triệu USD, giảm 36,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu các mặt hàng sang Myanmar: Phương tiện vận tải và phụ tùng; nguyên phụ liệu dệt may, da giày; sản phẩm từ chất dẻo; hàng dệt may; dây điện và dây cáp điện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; hóa chất; cà phê...trong đó dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu là nhóm mặt hàng: Nguyên phụ liệu, dệt may da giày đạt 29,4 triệu USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 14,9% tỷ trọng xuất khẩu; tiếp theo là mặt hàng dệt may đạt 21,9 triệu USD, giảm 22,3%, chiếm 11,1%.
Một số đạt kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trong 8 tháng đầu năm 2024: Sản phẩm từ sắt thép tăng 30,7%; phân bón các loại tăng 25,1%.Còn lại hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm trước.
Myanmar là thị trường tiềm năng đối với các mặt hàng và dịch vụ từ Việt Nam như: Sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, sản phẩm và thiết bị điện, xe máy và xe đạp, thực phẩm và nguyên liệu chế biến thực phẩm, hàng điện tử và điện gia dụng, xây dựng, công nghệ thông tin, viễn thông…
Nắm bắt cơ hội thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại, hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thiết lập được mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Myanmar.
CK
Nguồn: VITIC

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25715318623