Hợp tác thương mại Việt Nam-Belarus: Bắt đầu từ những chiếc Minsk, gạo, cao su
Thứ ba, 24-9-2024AsemconnectVietnam - Người dân Việt Nam đã quen thuộc với xe Minsk đã xuất hiện từ thập niên 80-90 của thế kỷ trước. Trong khi đó, người dân Belarus cũng quen thuộc với gạo, cao su, thiết bị điện tử từ Việt Nam.
Việt Nam-Belarus có lợi thế kinh tế bổ sung cho nhau và còn nhiều tiềm năng thúc đẩy thương mại ở nhiều lĩnh vực.
Đây là nhận định của các đại biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Belarus-Việt Nam do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Belarus tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Tiếp thị và Nghiên cứu Giá cả Quốc gia Belarus tổ chức, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23/9.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ sự trân trọng đối với mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Belarus, được thiết lập từ năm 1992.
Những năm qua, quan hệ song phương giữa hai nước đã ghi nhận nhiều bước phát triển tích cực, với sự gia tăng độ tin cậy và trao đổi đoàn thường xuyên ở các cấp.
Đặc biệt, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko vào tháng 12/2023 đã mở ra hướng đi mới cho sự hợp tác sâu rộng hơn giữa hai bên.
Năm 2023, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Belarus đạt 65,3 triệu USD. Tính đến quý I năm 2024, Belarus đã đầu tư 32,25 triệu USD vào 3 dự án tại Việt Nam.
Đặc biệt, với việc Việt Nam đã thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Kinh tế Á-Âu, trong đó Belarus là thành viên, Thành phố Hồ Chí Minh tin rằng đây sẽ là động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác trong tương lai.
Theo ông Võ văn Hoan, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 0,6% diện tích Việt Nam nhưng đang đóng góp gần 20% GDP và 25% thu ngân sách quốc gia.
Với quy mô kinh tế hơn 60 tỷ USD và dân số khoảng 13 triệu người, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế hàng đầu, có hạ tầng giao thông hiện đại và kết nối quốc tế thuận lợi.
Thành phố Hồ Chí Minh còn thu hút nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư đến làm việc, sinh sống. Thành phố đang áp dụng các cơ chế đặc thù để thu hút nhà đầu tư, hướng tới trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á và điểm đến hấp dẫn toàn cầu.
Ông Uladzimir Baravikou, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Belarus tại Việt Nam chia sẻ, người dân Việt Nam đã quen thuộc với hình ảnh chiếc xe Minsk đã xuất hiện từ thập niên 80-90 của thế kỷ trước. Trong khi đó, người dân Belarus cũng đã quen thuộc với các sản phẩm như gạo, cao su, thiết bị điện tử từ Việt Nam.
Ngoài quan hệ song phương, Việt Nam và Belarus đều là thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), đây là điều kiện thuận lợi để hai nước đưa quan hệ hợp tác lên một cấp độ mới, hiệu quả hơn.
Thông tin về nền kinh tế Belarus, ông Evgeny Russak, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Tiếp thị Quốc gia Belarus cho biết: Belarus chỉ có hơn 9 triệu dân nhưng là một phần của Liên minh kinh tế Á-Âu với 184 triệu dân có chính sách hải quan đồng nhất, có thể di chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn và lực lượng lao động với Nga, Kyrgyzstan, Kazakhstan và Armenia.
Belarus cũng có điều kiện kinh doanh bình đẳng, quy định thống nhất về quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn chung về vệ sinh, thú y và kiểm dịch thực vật.
Theo ông Evgeny Russak, Belarus có nền kinh tế mở với hơn 63% giá trị hàng hoá, dịch vụ dành cho xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Belarus là hóa dầu, máy móc, luyện kim, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, sản phẩm từ sữa và thịt, đồ nội thất, thủy tinh, sợi thủy tinh, xi măng. Trong khi đó, Belarus nhập khẩu năng lượng, nguyên liệu thô và linh kiện, phụ tùng máy móc, thiết bị công nghệ.
“Việt Nam và Belarus đều có ngành nông nghiệp phát triển, trong khi Việt Nam có thế mạnh sản xuất nông sản, thực phẩm thì Belarus có lợi thế về máy móc nông nghiệp, phân bón các loại.
Hai nước cũng có thể hợp tác cung ứng sản xuất ôtô, phương tiện vận tải hành khách bằng điện, máy móc phục vụ xây dựng. Bên cạnh đó, ngành y tế, dược liệu của Belarus cũng rất phát triển và có thể hợp tác, chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm phát triển ngành y tế chất lượng cao,” ông Evgeny Russak nhận định.
Bà Hồ Thị Quyên, Phó Giám đốc ITPC thông tin: Quan hệ hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương của Belarus tuy có phát triển nhưng vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Trong 8 tháng đầu năm 2024, thương mại song phương giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Belarus, mới đạt hơn 2 triệu USD.
Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 16 năm ký kết quan hệ hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh - Minsk. Chuỗi sự kiện “Những ngày Minsk tại Thành phố Hồ Chí Minh” và “Diễn đàn doanh nghiệp Belarus-Việt Nam” đánh dấu thêm một bước phát triển trong mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Minsk, đồng thời góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Belarus.
Bà Hồ Thị Quyên cho biết thêm, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tạo động lực cho tăng trưởng bền vững, tối ưu hóa kinh tế, công nghệ và năng lượng; trong đó, thúc đẩy các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao như công nghệ cao, dịch vụ tài chính xanh, và công nghiệp xanh; khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang các mô hình sản xuất tiên tiến, sạch và bền vững.
Để đạt được mục tiêu này, Thành phố luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp tục đóng góp vào sự phát triển bền vững của thành phố, đặc biệt trong các sáng kiến về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG).
Thành phố Hồ Chí Minh cam kết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Belarus, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp quốc tế có thể phát triển bền vững tại Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh kỳ vọng sau chuỗi sự kiện, quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư với Belarus, đặc biệt là thành phố Minsk, sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, chế tạo, y tế, thực phẩm, thời trang và dịch vụ hậu cần; mở ra nhiều cơ hội hợp tác hiệu quả cho doanh nghiệp hai quốc gia.
Ông Vadim Sadouski, đại diện Cổ phần Công ty Cổ phần Minsk Automobile Plant tại Việt Nam chia sẻ, Minsk đã cùng đối tác Việt Nam - Công ty cổ phần Công nghiệp Âu Việt thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Liên doanh MAZ-Asia để sản xuất, lắp ráp ôtô tải, xe đầu kéo và một số loại xe chuyên dụng như xe thùng, xe cứu hoả, các phương tiện vận chuyển hành khách. Trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục hợp tác phát triển ngành công nghiệp ô tô với các sản phẩm có độ an toàn cao, thân thiện với môi trường.
Tại diễn đàn, hơn 60 doanh nghiệp Việt Nam – Belarus đã trực tiếp kết nối, trao đổi thông tin nhằm tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh trong gian tới./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hop-tac-thuong-mai-viet-nam-belarus-bat-dau-tu-nhung-chiec-minsk-gao-cao-su-post978682.vnp
Đây là nhận định của các đại biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Belarus-Việt Nam do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Belarus tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Tiếp thị và Nghiên cứu Giá cả Quốc gia Belarus tổ chức, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23/9.
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ sự trân trọng đối với mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Belarus, được thiết lập từ năm 1992.
Những năm qua, quan hệ song phương giữa hai nước đã ghi nhận nhiều bước phát triển tích cực, với sự gia tăng độ tin cậy và trao đổi đoàn thường xuyên ở các cấp.
Đặc biệt, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Belarus Roman Golovchenko vào tháng 12/2023 đã mở ra hướng đi mới cho sự hợp tác sâu rộng hơn giữa hai bên.
Năm 2023, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Belarus đạt 65,3 triệu USD. Tính đến quý I năm 2024, Belarus đã đầu tư 32,25 triệu USD vào 3 dự án tại Việt Nam.
Đặc biệt, với việc Việt Nam đã thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Kinh tế Á-Âu, trong đó Belarus là thành viên, Thành phố Hồ Chí Minh tin rằng đây sẽ là động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác trong tương lai.
Theo ông Võ văn Hoan, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 0,6% diện tích Việt Nam nhưng đang đóng góp gần 20% GDP và 25% thu ngân sách quốc gia.
Với quy mô kinh tế hơn 60 tỷ USD và dân số khoảng 13 triệu người, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế hàng đầu, có hạ tầng giao thông hiện đại và kết nối quốc tế thuận lợi.
Thành phố Hồ Chí Minh còn thu hút nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư đến làm việc, sinh sống. Thành phố đang áp dụng các cơ chế đặc thù để thu hút nhà đầu tư, hướng tới trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á và điểm đến hấp dẫn toàn cầu.
Ông Uladzimir Baravikou, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Belarus tại Việt Nam chia sẻ, người dân Việt Nam đã quen thuộc với hình ảnh chiếc xe Minsk đã xuất hiện từ thập niên 80-90 của thế kỷ trước. Trong khi đó, người dân Belarus cũng đã quen thuộc với các sản phẩm như gạo, cao su, thiết bị điện tử từ Việt Nam.
Ngoài quan hệ song phương, Việt Nam và Belarus đều là thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), đây là điều kiện thuận lợi để hai nước đưa quan hệ hợp tác lên một cấp độ mới, hiệu quả hơn.
Thông tin về nền kinh tế Belarus, ông Evgeny Russak, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Tiếp thị Quốc gia Belarus cho biết: Belarus chỉ có hơn 9 triệu dân nhưng là một phần của Liên minh kinh tế Á-Âu với 184 triệu dân có chính sách hải quan đồng nhất, có thể di chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn và lực lượng lao động với Nga, Kyrgyzstan, Kazakhstan và Armenia.
Belarus cũng có điều kiện kinh doanh bình đẳng, quy định thống nhất về quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn chung về vệ sinh, thú y và kiểm dịch thực vật.
Theo ông Evgeny Russak, Belarus có nền kinh tế mở với hơn 63% giá trị hàng hoá, dịch vụ dành cho xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Belarus là hóa dầu, máy móc, luyện kim, gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may, sản phẩm từ sữa và thịt, đồ nội thất, thủy tinh, sợi thủy tinh, xi măng. Trong khi đó, Belarus nhập khẩu năng lượng, nguyên liệu thô và linh kiện, phụ tùng máy móc, thiết bị công nghệ.
“Việt Nam và Belarus đều có ngành nông nghiệp phát triển, trong khi Việt Nam có thế mạnh sản xuất nông sản, thực phẩm thì Belarus có lợi thế về máy móc nông nghiệp, phân bón các loại.
Hai nước cũng có thể hợp tác cung ứng sản xuất ôtô, phương tiện vận tải hành khách bằng điện, máy móc phục vụ xây dựng. Bên cạnh đó, ngành y tế, dược liệu của Belarus cũng rất phát triển và có thể hợp tác, chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm phát triển ngành y tế chất lượng cao,” ông Evgeny Russak nhận định.
Bà Hồ Thị Quyên, Phó Giám đốc ITPC thông tin: Quan hệ hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương của Belarus tuy có phát triển nhưng vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Trong 8 tháng đầu năm 2024, thương mại song phương giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Belarus, mới đạt hơn 2 triệu USD.
Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 16 năm ký kết quan hệ hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh - Minsk. Chuỗi sự kiện “Những ngày Minsk tại Thành phố Hồ Chí Minh” và “Diễn đàn doanh nghiệp Belarus-Việt Nam” đánh dấu thêm một bước phát triển trong mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Minsk, đồng thời góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Belarus.
Bà Hồ Thị Quyên cho biết thêm, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tạo động lực cho tăng trưởng bền vững, tối ưu hóa kinh tế, công nghệ và năng lượng; trong đó, thúc đẩy các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao như công nghệ cao, dịch vụ tài chính xanh, và công nghiệp xanh; khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang các mô hình sản xuất tiên tiến, sạch và bền vững.
Để đạt được mục tiêu này, Thành phố luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp tục đóng góp vào sự phát triển bền vững của thành phố, đặc biệt trong các sáng kiến về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG).
Thành phố Hồ Chí Minh cam kết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Belarus, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp quốc tế có thể phát triển bền vững tại Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh kỳ vọng sau chuỗi sự kiện, quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư với Belarus, đặc biệt là thành phố Minsk, sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, chế tạo, y tế, thực phẩm, thời trang và dịch vụ hậu cần; mở ra nhiều cơ hội hợp tác hiệu quả cho doanh nghiệp hai quốc gia.
Ông Vadim Sadouski, đại diện Cổ phần Công ty Cổ phần Minsk Automobile Plant tại Việt Nam chia sẻ, Minsk đã cùng đối tác Việt Nam - Công ty cổ phần Công nghiệp Âu Việt thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Liên doanh MAZ-Asia để sản xuất, lắp ráp ôtô tải, xe đầu kéo và một số loại xe chuyên dụng như xe thùng, xe cứu hoả, các phương tiện vận chuyển hành khách. Trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục hợp tác phát triển ngành công nghiệp ô tô với các sản phẩm có độ an toàn cao, thân thiện với môi trường.
Tại diễn đàn, hơn 60 doanh nghiệp Việt Nam – Belarus đã trực tiếp kết nối, trao đổi thông tin nhằm tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh trong gian tới./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hop-tac-thuong-mai-viet-nam-belarus-bat-dau-tu-nhung-chiec-minsk-gao-cao-su-post978682.vnp
CAEXPO: Nền tảng quan trọng để Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác thực chất
Vòng đàm phán đầu tiên về Hiệp định thương mại tự do giữa Indonesia và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (I-GCC FTA) diễn ra tốt đẹp
Indonesia-Peru đẩy nhanh tiến độ hoàn tất thỏa thuận kinh tế toàn diện
HSBC: Việt Nam là điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài trong khối ASEAN
Anh vẫn chưa thành lập nhóm đàm phán để tiếp tục các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do với Ấn Độ
Chính phủ Thụy Sĩ đệ trình thỏa thuận thương mại EFTA-Ấn Độ lên Quốc hội
Malaysia sẵn sàng nối lại đàm phán FTA với EU
Việt Nam có nhiều đóng góp tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế CLMV lần thứ 16
Oman-Ấn Độ đang thảo luận về hiệp định thương mại tự do
Các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Indonesia-EU (CEPA) đã hoàn tất 90%
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN: Tạo sự tự cường cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Tại sao Uruguay là vũ khí bí mật của Ấn Độ để chinh phục các thị trường Nam Mỹ?
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
Nhật Bản tiếp tục ủng hộ các hiệp định thương mại tự do
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...