Kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt từ Việt Nam
Thứ bảy, 21-9-2024AsemconnectVietnam - DOC đã tiến hành thủ tục rà soát cuối kỳ nhanh (expedited sunset review) diễn ra trong vòng 120 ngày do không nhận được phản hồi hoặc trả lời của các doanh nghiệp bị đơn có liên quan.
Ngày 20/9, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất lệnh áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm túi dệt (Laminated Woven Sacks) nhập khẩu từ Việt Nam.
Cụ thể, ngày 4/6/2019, DOC đã ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với túi dệt từ Việt Nam. Kế đó, ngày 1/5/2024, DOC đã khởi xướng cuộc rà soát hoàng hôn lần thứ nhất nêu trên.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, sản phẩm bị điều tra là sản phẩm túi dệt (Laminated Woven Sacks) nhập khẩu từ Việt Nam có mã HS 6305.33.0040, 3917.39.0050, 3921.90.1100, 3921.90.1500, 3923.21.0080, 3923.21.0095, 3923.29.0000, 4601.99.0500, 4601.99.9000, 4602.90.0000, và 5903.90.2500. Mã vụ việc: A-552-823, C-552-824
Trong vụ việc này, DOC đã tiến hành thủ tục rà soát cuối kỳ nhanh (expedited sunset review) diễn ra trong vòng 120 ngày do không nhận được phản hồi hoặc trả lời của các doanh nghiệp bị đơn có liên quan.
Kết luận cũng nêu rõ, DOC cho rằng việc ngừng áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam có khả năng dẫn đến việc tiếp tục hoặc tái diễn hành vi bán phá giá với biên độ bình quân gia quyền ở mức 292,61% và biên độ chống trợ cấp ở mức 3,02% (ngoại trừ một công ty không hợp tác bị áp mức thuế chống trợ cấp 198,87%).
Theo đó, DOC sẽ tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với túi dệt từ Việt Nam thêm 5 năm nữa.
Bởi vậy, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu mới của Việt Nam (nếu có) muốn xuất khẩu sản phẩm trên vào Hoa Kỳ cần liên hệ với DOC để đề nghị rà soát nhà xuất khẩu mới, nếu không sẽ phải chịu mức thuế chung chống bán phá giá là 292,61% và chống trợ cấp là 3,02%.
Ngoài ra, các công ty khác đã từng xuất khẩu vào Hoa Kỳ và đang chịu mức thuế hiện hành có thể đề nghị DOC rà soát hành chính để thay đổi mức thuế hàng năm.
Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể liên hệ với Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương để được hỗ trợ kịp thời./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
11-19/11: Mời tham gia chương trình XTTM tại Iran và Thổ Nhĩ Kỳ
Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất cho hợp tác xã nông nghiệp
Quy định mới về điều kiện bán lẻ rượu
Hàng tạm nhập tái xuất cung ứng cho tàu biển quốc tế không phải nộp thuế
Đồng bộ chế độ kế toán thuế xuất nhập khẩu để giảm thời gian thông quan
Kiểm tra định mức sản phẩm xuất khẩu bằng quản lý rủi ro
Giảm mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ôtô từ năm 2016
4 ngân hàng sẽ mở rộng thu nộp thuế trên toàn quốc
Dự thảo Nghị định về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ
Kho ngoại quan chưa đáp ứng diện tích vẫn được hoạt động
Chú ý khai hải quan đối với hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi
Quy định mới nhất về thời gian thử việc
Bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng
Sử dụng chi phí trong lựa chọn nhà thầu dự án sử dụng vốn nhà nước
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...