Giá càphê arabica tăng lên mức cao nhất 13 năm do lo ngại về nguồn cung
Thứ tư, 18-9-2024AsemconnectVietnam - Giá arabica giao kỳ hạn đã tăng vọt tới 3,3% lên 2,6805 USD/pound tại thị trường New York, mức cao nhất kể từ năm 2011 khi tình trạng gián đoạn nguồn cung dai dẳng.
Theo giới quan sát thị trường, một tách càphê sẽ trở nên đắt đỏ hơn nữa khi tình trạng gián đoạn nguồn cung dai dẳng đẩy giá hạt càphê arabica lên mức cao nhất trong 13 năm.
Giá arabica giao kỳ hạn đã tăng vọt tới 3,3% lên 2,6805 USD/pound (1 pound = 0,454kg) tại thị trường New York, mức cao nhất kể từ năm 2011.
Từ đầu năm tới nay, giá loại càphê này đã tăng khoảng 40% do tình trạng thiếu hụt hạt càphê robusta có giá rẻ hơn thúc đẩy nhu cầu đối với càphê arabica - vốn được các chuỗi cửa hàng đặc sản ưa chuộng.
Bên cạnh đó, giá càphê cũng tăng mạnh do lo ngại về thời tiết khắc nghiệt tại nước sản xuất hàng đầu là Brazil. Quốc gia này sắp kết thúc vụ thu hoạch năm 2024-2025 với triển vọng sản lượng giảm sau khi nắng nóng và khô hạn làm ảnh hưởng đến các cánh đồng.
Hiện tại, sự chú ý đang chuyển sang tiềm năng của mùa vụ tiếp theo. Nhưng quốc gia Nam Mỹ này đang phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, đe dọa gây thêm thiệt hại cho mùa màng.
Nhà phân tích Carlos Mera của ngân hàng đầu tư Rabobank cho biết lượng mưa tại các vùng trồng càphê arabica của Brazil luôn ở mức thấp hơn mức bình thường kể từ đầu mùa khô vào tháng Tư.
Ông Mera chỉ ra vấn đề này xảy ra vào thời điểm ngành càphê đang phải chịu cảnh tắc nghẽn tại cảng ở một số quốc gia, tình trạng khan hiếm container trên toàn cầu, những gián đoạn trên tuyến Biển Đỏ và cả vụ mùa đáng thất vọng ở Việt Nam.
Giá càphê robusta cũng tăng tới 3% vào phiên 16/9 lên mức khoảng 5.402 USD/tấn.
Trên toàn bộ chuỗi cung ứng, tác động của đợt tăng giá trong năm nay đã rõ ràng.
JM Smucker Co., công ty có các thương hiệu như Folgers và Café Bustelo thống trị thị trường càphê tại gia của Mỹ, đã tăng giá vào đầu mùa Hè này.
Chuỗi nhà hàng Pret A Manger đã hủy gói đăng ký càphê tại thị trường Anh, vốn cho phép khách hàng uống tới năm ly mỗi ngày.
Giá càphê tăng đang làm tăng giá các loại đồ uống. Giá nước cam cũng tăng đột biến do thiếu hụt sản lượng.
Giá ca cao giao kỳ hạn tăng kỷ lục cũng làm tăng chi phí cho đồ uống và món tráng miệng làm bằng chocolate. Tuy nhiên, giá các mặt hàng chủ lực khác như ngũ cốc vẫn ở mức thấp, giúp hạn chế lạm phát thực phẩm nói chung./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Thị trường nông sản thế giới ngày 17/9: Lúa mì giảm từ mức cao nhất hơn 3 tháng
IAEA dự báo năng lượng hạt nhân tăng trưởng mạnh vào năm 2050
Kinh tế Trung Quốc suy yếu, thị trường ngũ cốc thế giới chao đảo
Thị trường kim loại thế giới ngày 17/9: Giá vàng lập kỷ lục mới do kỳ vọng Fed hạ lãi suất
Trung Quốc phản đối Mỹ áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
IEA hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu cả năm 2024
Thị trường nông sản thế giới ngày 13/9: Giá ngô tăng từ mức thấp nhất gần 2 tuần
Thị trường kim loại thế giới ngày 13/9: Giá vàng lên mức cao kỷ lục
Thị trường nông sản thế giới ngày 12/9: Giá lúa mì tăng lên mức cao nhất 1 tuần
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
Triển vọng nhu cầu suy yếu, giá dầu giảm xuống gần mức thấp của 3 năm
Thị trường kim loại ngày 12/9: Giá đồng tăng mạnh do kỳ vọng về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
Giá quặng sắt có thể tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 9
Thị trường nông sản thế giới ngày 11/9: Giá đậu tương thấp nhất 1 tuần
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...