Trao đổi thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 8 tháng năm 2024
Thứ ba, 17-9-2024AsemconnectVietnam - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2024, trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đạt 87,7 tỷ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Cụ thể theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ đạt 77,9 tỷ USD, tăng 25,4%; kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này đạt 9,8 tỷ USD, tăng 6,9%.
8 tháng qua, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 77,9 tỷ USD; xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 68,1 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, có nhiều lý do để thương mại hai nước tăng trưởng liên tục trong thời gian qua, ngay cả trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động.
Trước hết là quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển. Năm 2013, hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện, đến năm 2023, hai nước chính thức nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Bên cạnh đó, hàng hóa của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Hoa Kỳ do chất lượng liên tục được cải thiện, cập nhật xu hướng cũng như có giá cả cạnh tranh.
Mặt khác, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng cũng như làn sóng dịch chuyển đầu tư đã góp phần tăng cường năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam.
Điều này đồng thời tạo cơ hội và dư địa cho hàng hóa của Việt Nam gia tăng xuất khẩu ra thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.
Đứng đầu trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ trong 7 tháng đầu năm là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch xuất khẩu đạt 13,19 tỷ USD, tăng 50,82% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 19,87% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang thị trường Hoa Kỳ.
Đứng thứ hai trong danh sách này là mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với kim ngạch xuất khẩu đạt 11,14 tỷ USD, tăng 19,87% so với tháng trước, chiếm tỷ trọng 16,79%.
Ngoài ra, thị trường Hoa Kỳ cũng ưa chuộng hàng dệt may, da giày, nông sản... từ Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng lớn thiết bị công nghệ, nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Dự báo, trong thời gian tới, xuất khẩu sang Hoa Kỳ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng khi nhu cầu thị trường tăng lên, hàng tồn kho giảm. Lo ngại lớn nhất khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ là việc nước này gia tăng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ đang phải đối diện với những rào cản từ phòng vệ thương mại.
Để hạn chế rủi ro bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường tìm hiểu pháp luật về các quy định về phòng vệ thương mại, tạo được các giá trị gia tăng trên sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp cần lưu trữ số liệu xuất khẩu để hợp tác với cơ quan điều tra khi xảy ra vụ việc.
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ, theo các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần phối hợp thực hiện một loạt các biện pháp đồng bộ và hiệu quả.
Trước tiên, cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu rõ ràng và thiết thực, tạo ra các cơ chế ưu đãi về thuế, cung cấp thông tin và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, cũng như đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu.
Việc nâng cao năng lực và chất lượng hạ tầng logistics cũng là một yếu tố then chốt, giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, việc thiết lập và duy trì các chương trình đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của Hoa Kỳ cũng đóng vai trò quan trọng.
Các doanh nghiệp cần được cung cấp các công cụ và kiến thức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường này, từ việc cải thiện quy trình sản xuất đến việc nâng cao chất lượng đóng gói và tiếp thị.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược xuất khẩu hiệu quả bằng cách nghiên cứu và nắm bắt xu hướng thị trường, tìm hiểu nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Đồng thời, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế và các sự kiện giao thương cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam quảng bá thương hiệu, thiết lập mối quan hệ với các đối tác và nhà phân phối tại Hoa Kỳ.
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng gần 31% trong 8 tháng đầu năm 2024
Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024: Cầm chắc trong tay 54 - 55 tỷ USDHoa Kỳ nhận Đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép chống ăn mòn
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 8,5 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ 2023 với các mặt hàng chủ lực như gỗ, thủy sản và hạt điều. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu nông sản từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, tăng gần 28%, chủ yếu là thức ăn chăn nuôi, rau quả và lúa mỳ.
Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho hay, những con số này thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ và tiềm năng hợp tác bền vững giữa hai quốc gia.
Cũng theo ông Phùng Đức Tiến, Việt Nam rất coi trọng việc mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông sản và đã đạt nhiều tiến bộ, như Hoa Kỳ cho phép nhập khẩu dừa tươi và bưởi vào năm 2023.
Việt Nam cũng mở cửa cho bưởi chùm, đào, và xuân đào từ Hoa Kỳ vào tháng 7/2024. Các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn tất thủ tục cho các sản phẩm khác như cam, quýt, và chanh không hạt Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Về các sản phẩm động vật, ông Nguyễn Văn Long - Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, Việt Nam đã phê duyệt nhập khẩu 560 sản phẩm động vật từ Hoa Kỳ, con số lớn nhất trong số 26 quốc gia có sản phẩm động vật nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, cán cân thương mại các sản phẩm động vật còn chưa cân bằng.
Vì vậy, ông Nguyễn Văn Long hy vọng các cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu sản phẩm động vật của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Ông cũng kỳ vọng Hoa Kỳ chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi và chống kháng sinh.
Ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - thông tin, trong 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá da trơn đến Hoa Kỳ đã giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Do đây là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị USDA tạo điều kiện, hỗ trợ quảng bá sản phẩm với người tiêu dùng quốc tế.
Ghi nhận các ý kiến từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bà Alexis Taylor - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, với vai trò đầu mối của Đại sứ quán Hoa Kỳ và Cục Nông nghiệp Đối ngoại của USDA tại Việt Nam, những vướng mắc mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra sẽ sớm được tháo gỡ nhằm đảm bảo cân bằng cán cân thương mại giữa hai quốc gia.
CK
Nguồn: VITIC/congthuong.vn
Xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tháng 8 và 8 tháng năm 2024
Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và xuất siêu của Việt Nam 8 tháng năm 2024
Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%
Nhập khẩu lúa mì về Việt Nam tăng mạnh 18,3%
EVFTA hỗ trợ xuất khẩu thủy sản vào EU trong 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của các thị trường thành viên của EU trong 5 tháng đầu năm 2024
Tình hình nhập khẩu cà phê vào các thị trường thành viên của EU trong 6 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU trong 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong 7 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng
Xuất khẩu tăng tốc tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
Xuất khẩu rau, quả của Việt Nam tháng 8 và 8 tháng năm 2024
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc 7 tháng và dự báo năm 2024