Hoa Kỳ nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá với thép chống ăn mòn
Thứ năm, 12-9-2024AsemconnectVietnam - Theo số liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 242 triệu USD sản phẩm bị cáo buộc sang Hoa Kỳ, chiếm khoảng 7% tổng thị phần xuất khẩu thép CORE vào Hoa Kỳ.
Ngày 11/9, đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết đơn vị đã nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp nhận Đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn (CORE).
Theo đó, sản phẩm bị điều tra, gồm thép chống ăn mòn có mã HS 7210.30, 7210.41, 7210.49, 7210.61, 7210.69, 7210.70, 7210.90, 7212.20, 7212.30, 7212.40, 7212.50, 7212.60, 7226.99.
Các nước bị điều tra, trong đó có Canada, Mexico, Brazil, Việt Nam, Australia, Nam Phi... Đây đều là các quốc gia thuộc top 10 xuất khẩu sản phẩm bị điều tra vào Hoa Kỳ, chiếm tới 75% kim ngạch nhập khẩu vào Hoa Kỳ năm 2023.
Trong đó, chỉ có Canada, Mexico, Brazil và Việt Nam bị đề nghị điều tra kép chống bán phá giá/chống trợ cấp, các quốc gia còn lại chỉ bị đề nghị điều tra chống bán phá giá. Thời kỳ điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp đề xuất là năm 2023. Thời kỳ điều tra thiệt hại là 03 năm (2021-2023).\
Đáng chú ý, biên độ chống bán phá giá cáo buộc với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam lên tới 158,83% (cao nhất trong số các nước bị cáo buộc). Trong vụ việc này, nguyên đơn đề nghị sử dụng Maroc là quốc gia thay thế do cho rằng Maroc có mức độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và có số lượng đáng kể các nhà sản xuất thép CORE (Maroc nằm trong danh sách các nước thay thế mới nhất do DOC ban hành cho Việt Nam). Các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 30 ngày trước khi DOC ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc.
Đại diện Cục Phòng vệ thương mại cho hay nguyên đơn không đưa ra cáo buộc với biên độ trợ cấp. Nguyên đơn cáo buộc các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu thép CORE Việt Nam đã nhận được 26 chương trình trợ cấp từ Chính phủ, gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ.
Cụ thể, các chương trình cáo buộc thuộc các nhóm: chương trình cho vay, chương trình ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, chương trình ưu đãi miễn và hoàn thuế nhập khẩu, chương trình ưu đãi về đất, chương trình tài trợ, cung cấp tiện ích với mức giá ưu đãi. Theo số liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 242 triệu USD sản phẩm bị cáo buộc sang Hoa Kỳ, chiếm khoảng 7% tổng thị phần xuất khẩu thép CORE vào Hoa Kỳ.
Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị hiệp hội hỗ trợ thông báo đến các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị cáo buộc để chuẩn bị kế hoạch ứng phó, xử lý vụ việc trong trường hợp DOC khởi xướng điều tra.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan cần theo dõi chặt chẽ diễn biến tiếp theo của vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ và dự kiến chiến lược kháng kiện phù hợp với doanh nghiệp (trong trường hợp DOC khởi xướng điều tra); đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu.
Cùng với đó, hợp tác đầy đủ với Cơ quan điều tra Hoa Kỳ trong suốt quá trình diễn ra vụ việc. Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp cáo buộc cao nhất cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, chủ động đăng ký tài khoản IA ACCESS tại cổng thông tin điện tử của DOC (https://access.trade.gov/login.aspx) nhằm cập nhật thông tin và nộp các văn bản, tài liệu liên quan tới Cơ quan điều tra Hoa Kỳ và thường xuyên phối hợp, cập nhật thông tin cho Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Rà soát áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại một số sản phẩm đường mía
Tham vấn công khai - Vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Tham vấn công khai - Vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực từ Ma-lai-xi-a, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với đĩa giấy nhập khẩu từ Việt Nam
Philippines thông báo chấm dứt điều tra và không áp dụng biện pháp tự vệ với vỏ bình ga bằng thép nhập khẩu
Trung Quốc điều tra chống bán phá giá hạt cải dầu nhập khẩu từ Canada
Trung Quốc hối thúc Mỹ gỡ bỏ toàn thuế quan bổ sung đối với hàng hóa nước này
Trung Quốc bắt đầu điều tra chống bán phá giá đối với rượu mạnh nhập khẩu của EU từ ngày 5/1 năm nay nhằm đáp trả việc EU hạn chế xuất khẩu xe điện của nước này.
Hướng dẫn thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR) của EU
Singapore điều chỉnh một số chính sách mới
Canada thông báo dừng tiếp nhận hồ sơ vụ việc rà soát thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm của Việt Nam (UDS 2024 UP3)
Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc cần đảm bảo những quy định gì?
Trung Quốc điều tra trợ cấp đối với sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU
Hoa Kỳ rà soát hành chính thuế chống bán phá giá một số sản phẩm của Việt Nam
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...