Thị trường kim loại thế giới ngày 11/9: Giá đồng giảm do lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc
Thứ tư, 11-9-2024
AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 10/9 giá vàng, giá bạch kim, giá palladium tăng, trong khi giá bạc, giá đồng, giá nhôm, giá kẽm, giá thiếc, giá thép giảm.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng nhẹ trên ngưỡng 2.500 USD/ounce, khi các thành phần trên thị trường chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ để có thêm manh mối về quy mô nới lỏng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới.
Chốt phiên giao dịch ngày 10/9, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 2.512 USD/ounce và giá vàng giao tương lai tăng 0,4% lên 2.543 USD.
Các nhà đầu tư sẽ phân tích kỹ dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ vào thứ Tư (11/9) và chỉ số giá sản xuất vào thứ Năm (12/9).
Theo một cuộc thăm dò của Reuters, CPI trong tháng 8 dự kiến sẽ tương tự như tháng trước, tăng 0,2% so với tháng 7.
“Vàng giao ngay vẫn được hỗ trợ trên mức tâm lý 2.500 USD và bất kỳ sự đột phá nào dưới mức này sau báo cáo CPI có thể ghi nhận các nhà đầu cơ giá lên mua vào khi giá giảm như họ đã liên tục làm kể từ giữa tháng 8”, ông Han Tan, chuyên gia phân tích thị trường trưởng tại Exinity Group, cho hay.
Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 21% và đạt mức cao nhất mọi thời đại là 2.531,6 USD vào ngày 20/8.
Công cụ CME FedWatch cho thấy các thị trường hiện đang định giá 67% khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 17 - 18/9 và 33% khả năng giảm 50 điểm cơ bản.Lãi suất thấp hơn là môi trường thuận lợi cho kim loại quý vì nó làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng.
Trên trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,3% xuống 28,26 USD/ounce. Theo chiều ngược lại, giá bạch kim tăng 0,2% lên 939,71 USD và giá palladium tăng 2,1% lên 966,55 USD.
Hội đồng Đầu tư Bạch kim Thế giới cho biết thâm hụt bạch kim toàn cầu vào năm 2024 sẽ cao gấp đôi so với dự kiến trước đó do dòng vốn chảy vào các quý ETF và mua vàng lớn ở Trung Quốc.
Trên thị trường kim loại màu, giá đồng giảm do lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc.
Trên sàn giao dịch kim loại London, giá đồng giao sau 3 tháng giảm 0,9% xuống 9.012 USD/tấn, sau khi tăng 1,1% trong phiên trước đó.
Trong tháng 8 lượng đồng nhập khẩu chưa gia công của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tháng vào tháng 8 và tổng lượng nhập khẩu không đạt kỳ vọng, phản ánh nhu cầu yếu.
Các thương nhân châu Á dự kiến giá đồng sẽ giảm xuống 8.450 USD/tấn.
Một tín hiệu tích cực khác là mức phí bảo hiểm nhập khẩu đồng vào Trung Quốc tăng lên 65 USD/tấn, mức cao nhất trong hơn tám tháng.
Trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE), hợp đồng đồng được giao dịch nhiều nhất vào tháng 10 tăng 1,4% ở mức 73.110 Nhân dân tệ (10.268,40 USD)/tấn.
Trên thị trường kim loại màu khác, giá nhôm LME giảm 0,3% xuống 2.343 USD/tấn, giá kẽm giảm 1,2% xuống 2.698 USD, trong khi giá thiếc giảm 0,2% xuống 30.750 USD và giá chì tăng 0,1% lên 1.955 USD.
Đồng thời, trên sàn London, giá nickel giảm 1,1% xuống 15.735 USD/tấn – thấp nhất 6 tuần, giá kẽm giảm 1% xuống 2.703,5 USD/tấn sau khi chạm mức thấp nhất gần 4 tuần.
Trên thị trường sắt thép, giá thép tương lai trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 0,47% xuống 2.940 nhân dân tệ/tấn, do triển vọng nhu cầu trong nước ảm đạm khi lĩnh vục bất động sản chưa có dấu hiệu khởi sắc bất chấp nỗ lực từ các nhà hoạch định chính sách.
Cuộc khủng hoảng kéo dài trên thị trường bất động sản Trung Quốc chưa có dấu hiệu chạm đáy. Dữ liệu bán bất động sản mới nhất cho thấy tình trạng nhà giảm ngày càng tồi tệ.
Theo dữ liệu chính thức mới nhất, cả nước có 382 triệu mét vuông nhà mới chưa bán được tính đến tháng 7. Trong khi đó, số lượng nhà mới khởi công của quốc gia châu Á - động lực thúc đẩy nhu cầu thép lớn nhất - đã giảm mạnh từ đầu năm đến nay và giảm hơn 20%.
Điều này sẽ tiếp tục cản trở nhu cầu thép trong năm nay. Nếu không có thêm các biện pháp kích thích, sẽ có rất ít hy vọng về sự phục hồi trong ngắn hạn của lĩnh vực bất động sản và xây dựng.
Sự suy yếu kéo dài này trong lĩnh vực này vẫn là rủi ro chính làm giảm triển vọng đối với quặng sắt .
China Baowu Steel Group Corp cho biết ngành này có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn so với thời kỳ suy thoái năm 2008 và 2015. Trong khi xuất khẩu và tăng trưởng ở các lĩnh vực khác đang giảm bớt tác động, việc giảm sản lượng thép đã khiến thị trường quặng sắt phải gánh chịu tình trạng dư cung.
Theo chiều ngược lại, giá quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hoá Đại Liên tiếp tục phục hồi, tăng 0,16% lên 91,76 USD/tấn. Đây là phiên phục hồi thứ 2 liên tiếp sau khi giá tăng 0,34% vào phiên trước.
N.Hao
Nguồn: VITIC
Thị trường nông sản thế giới ngày 10/9: Giá cà phê tăng
Bản tin thị trường Campuchia từ ngày 01-31/8/2024
Thị trường kim loại thế giới ngày 10/9: Giá đồng tăng 1,3%
IEA: Nhu cầu than toàn cầu sẽ vẫn ổn định cho đến năm 2025
Xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ đạt mức cao nhất trong tám năm vào năm 2024
Các nhà sản xuất thép Mỹ hy vọng sẽ khôi phục nhu cầu vào năm 2025
Giá phế liệu sắt toàn cầu có xu hướng trái chiều
Giá phôi thép toàn cầu giảm trong bối cảnh giá chào hàng thấp hơn
Giá thép châu Á khó tăng trong quý 3
Thị trường nông sản thế giới ngày 7/9: Giá ca cao tăng cao
Thị trường kim loại thế giới ngày 7/9: Giá vàng giảm mạnh
OPEC+ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu đến cuối năm
Nhiều nước nhất trí đảm bảo nguồn cung nông sản của Ukraine
Thị hiếu tiêu thụ thủy sản EU 4 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...