Giá thép châu Á khó tăng trong quý 3
Chủ nhật, 8-9-2024
AsemconnectVietnam - Thị trường thép sắt thép châu Á đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong quý 3 năm 2024, ngành công nghiệp sắt thép khu vực này sẽ chỉ nhận được sự hỗ trợ hạn chế do nhu cầu theo mùa, những tháng cuối năm yếu và những dự báo tiêu cực về lĩnh vực bất động sản và xây dựng tại nhiều thị trường dẫn đến tình trạng chung chậm, theo tờ S&P Global.
Đặc biệt, giá thép cuộn cán nóng (HRC) tại châu Á hiện đang chịu áp lực từ cả nguồn cung và cầu. Nhu cầu yếu từ thị trường chế biến cùng với giá nguyên liệu thô cao đã kéo giá HRC xuống.
Trong khi, cấu trúc luồng thương mại ở châu Á đang có những biến động đáng kể. Các nhà máy thép Nhật Bản và Hàn Quốc, với nhu cầu nội địa thấp và đồng nội tệ mất giá, đã tăng cường xuất khẩu, do đó, việc Trung Quốc nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới đang dần mất đi hai thị trường xuất khẩu quan trọng.
Xuất khẩu yếu gây áp lực lên giá thép cuộn cán nóng của Trung Quốc trong quý 2 năm nay. Theo S&P Global, giá giao ngay trung bình cho thép HRC SS400 của Trung Quốc (FOB) trong quý 2 đã giảm 4,2%, xuống còn 522,92 USD/tấn.
Theo chiều ngược lại, xuất khẩu phôi thép từ Trung Quốc lại có dấu hiệu phục hồi, sau khi chậm lại vào cuối tháng 5 do giảm sức cạnh tranh. Hoạt động xuất khẩu này đã tăng tốc trở lại vào tháng 7, nhờ vào sự giảm giá trong nước do nhu cầu trầm lắng và ảnh hưởng của mùa mưa, xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục trong quý 3.
Tại thị trường nội địa Trung Quốc, giá thép được dự đoán sẽ duy trì ở mức thấp cho đến cuối mùa hè, do nhiều yếu tố như nhu cầu suy giảm, sản xuất vẫn ở mức cao, và kỳ vọng về các biện pháp hỗ trợ từ chính quyền.
Bên cạnh đó, tâm lý tiêu cực ngày càng tăng về việc tăng cường kiểm tra xuất khẩu thép để chống trốn thuế VAT, điều này có thể dẫn đến việc giảm thuế VAT.
Không chỉ HRC, thị trường phế liệu cũng đang gặp khó khăn. Giá phế liệu tại châu Á tiếp tục xu hướng giảm từ đầu năm, phản ánh nhu cầu yếu. Đặc biệt, hoạt động mua hàng tại các thị trường như Đài Loan, Việt Nam và Hàn Quốc đã trở nên trầm lắng trong quý 2. Các chuyên gia dự đoán xu hướng này sẽ kéo dài đến hết quý 3, khi nhu cầu yếu và giá phế liệu thấp tiếp tục chi phối thị trường.
Bức tranh toàn cảnh càng trở nên ảm đạm hơn khi nhìn vào xu hướng giá thép toàn cầu.
Theo báo cáo từ GMK Center, sự tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đang gây áp lực giảm giá trên toàn thế giới. Các công ty thép lớn đã ghi nhận, giá HRC tại thị trường Đông Nam Á đã giảm mạnh từ mức 700-900 USD/tấn (bao gồm cả cước vận chuyển) trong giai đoạn 2021 đến giữa năm 2022 xuống dưới 510-520 USD/tấn.
N.Hao
Nguồn: VITIC/GMK
Bản tin thị trường Campuchia từ ngày 01-31/8/2024
Thị trường kim loại thế giới ngày 10/9: Giá đồng tăng 1,3%
IEA: Nhu cầu than toàn cầu sẽ vẫn ổn định cho đến năm 2025
Xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ đạt mức cao nhất trong tám năm vào năm 2024
Các nhà sản xuất thép Mỹ hy vọng sẽ khôi phục nhu cầu vào năm 2025
Giá phế liệu sắt toàn cầu có xu hướng trái chiều
Giá phôi thép toàn cầu giảm trong bối cảnh giá chào hàng thấp hơn
Thị trường nông sản thế giới ngày 7/9: Giá ca cao tăng cao
Thị trường kim loại thế giới ngày 7/9: Giá vàng giảm mạnh
OPEC+ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu đến cuối năm
Nhiều nước nhất trí đảm bảo nguồn cung nông sản của Ukraine
Thị hiếu tiêu thụ thủy sản EU 4 tháng đầu năm 2024
Thị hiếu, xu hướng tiêu thụ cà phê của EU 7 tháng đầu năm 2024
Nhập khẩu thép của Việt Nam trong tháng 7 giảm 7,6%

Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...