IEA: Nhu cầu than toàn cầu sẽ vẫn ổn định cho đến năm 2025
Thứ ba, 10-9-2024
AsemconnectVietnam - Bất chấp sự mở rộng nhanh chóng của các nguồn năng lượng tái tạo, nhu cầu điện tăng mạnh tại các nền kinh tế chủ chốt cho thấy mức tiêu thụ than toàn cầu sẽ vẫn ổn định trong giai đoạn 2024-2025, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Năm 2023, sản lượng than tiêu thụ trên toàn thế giới tăng trưởng 2,6%, tỷ lệ rất cao trong nhiều năm do nhu cầu than của một số nền kinh tế lớn, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ tăng mạnh. Mặc dù nhu cầu về than tăng trong cả lĩnh vực điện và công nghiệp. Tuy nhiên, động lực chính là lấp đầy sự thiếu hụt do sản lượng thủy điện thấp và nhu cầu điện tăng nhanh.
Tại Trung Quốc, quốc gia chiếm hơn một nửa lượng tiêu thụ than toàn cầu, sản lượng thủy điện đang phục hồi từ mức đặc biệt thấp vào năm ngoái. Sự cải thiện này cùng với tốc độ triển khai năng lượng mặt trời và gió nhanh chóng đang làm chậm đáng kể tốc độ tăng trưởng sử dụng than trong năm 2024 ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, một sự gia tăng lớn hàng năm khác về nhu cầu điện, được dự báo ở mức 6,5% vào năm 2024, khiến mức tiêu thụ than của Trung Quốc khó có thể giảm.
Tại Ấn Độ, tăng trưởng nhu cầu than dự kiến giảm tốc vào nửa cuối năm 2024 khi điều kiện thời tiết dịu lại. Trong nửa đầu năm, mức tiêu thụ than của Ấn Độ tăng mạnh do sản lượng thủy điện thấp và nhu cầu điện tăng mạnh do nắng nóng khắc nghiệt và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
Nhu cầu than ở châu Âu đang tiếp tục xu hướng giảm bắt đầu từ cuối thập niên 2000, phần lớn là nhờ nỗ lực giảm phát thải khí nhà kinh trong sản xuất điện. Sau khi giảm hơn 25% vào năm 2023, sản lượng điện than ở EU được dự báo giảm ở mức tương tự trong năm nay.
Keisuke Sadamori, Giám đốc thị trường năng lượng và an ninh của IEA cho biết: “Phân tích của chúng tôi cho thấy nhu cầu than toàn cầu có thể sẽ không thay đổi trong 2025. Tuy nhiên, việc tiếp tục triển khai nhanh chóng năng lượng mặt trời và gió, kết hợp với sự phục hồi của thủy điện ở Trung Quốc đang gây áp lực đáng kể lên việc sử dụng than”.
Ông cho biết thêm, sản xuất điện là động lực chính của nhu cầu than toàn cầu. Mức tiêu thụ điện đang tăng rất mạnh ở một số nền kinh tế lớn. Nếu không có sự tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu điện, tiêu thụ than toàn cầu sẽ giảm trong năm nay.
Sản lượng than toàn cầu dự kiến sẽ giảm nhẹ vào năm 2024 sau khi tăng trưởng đều đặn một năm trước đó. Đồng thời, thị trường than toàn cầu được cung cấp đầy đủ.
Nhờ giá khí đốt tự nhiên ổn định hơn so với những năm gần đây, giá than vẫn ở mức hạn chế trong tháng 6 tháng đầu năm. Giá đã trở lại mức trước cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, nhưng vẫn ở mức cao do áp lực lạm phát.
Theo GMK, giá điện ở châu Âu đã tăng vào tháng 7 do nhu cầu cao hơn.
N.Hao
Nguồn: VITIC/GMK
Bản tin thị trường Campuchia từ ngày 01-31/8/2024
Thị trường kim loại thế giới ngày 10/9: Giá đồng tăng 1,3%
Xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ đạt mức cao nhất trong tám năm vào năm 2024
Các nhà sản xuất thép Mỹ hy vọng sẽ khôi phục nhu cầu vào năm 2025
Giá phế liệu sắt toàn cầu có xu hướng trái chiều
Giá phôi thép toàn cầu giảm trong bối cảnh giá chào hàng thấp hơn
Thị trường nông sản thế giới ngày 7/9: Giá ca cao tăng cao
Thị trường kim loại thế giới ngày 7/9: Giá vàng giảm mạnh
OPEC+ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu đến cuối năm
Nhiều nước nhất trí đảm bảo nguồn cung nông sản của Ukraine
Thị hiếu tiêu thụ thủy sản EU 4 tháng đầu năm 2024
Thị hiếu, xu hướng tiêu thụ cà phê của EU 7 tháng đầu năm 2024
Nhập khẩu thép của Việt Nam trong tháng 7 giảm 7,6%
Sản lượng thép thô thế giới tiếp tục giảm trong tháng 7

Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...