WB: Ấn Độ chậm hơn Việt Nam và Bangladesh trong lĩnh vực sản xuất
Thứ hai, 9-9-2024AsemconnectVietnam - Thị phần của Ấn Độ trong xuất khẩu toàn cầu về hàng may mặc, da, dệt may và giày dép giảm xuống mức 3,5% vào năm 2022 trong khi thị phần của Bangladesh và Việt Nam lần lượt là 5,1% và 5,9%.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 3/9 đánh giá thị phần thương mại toàn cầu của Ấn Độ không theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nước này và Ấn Độ đang chậm hơn các nước như Việt Nam và Bangladesh trên tư cách là trung tâm sản xuất xuất khẩu chi phí thấp.
Trong báo cáo, tổ chức cho vay đa phương ghi nhận thương mại hàng hóa và dịch vụ của Ấn Độ đã giảm theo tỷ lệ phần trăm trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) suốt thập kỷ qua bất chấp sức mạnh kinh tế của quốc gia Nam Á.
WB chỉ rõ thị phần của Ấn Độ trong xuất khẩu toàn cầu về hàng may mặc, da, dệt may và giày dép đã tăng từ 0,9% năm 2002 lên mức cao nhất là 4,5% vào năm 2013, nhưng sau đó giảm xuống mức 3,5% vào năm 2022.
Ngược lại, thị phần của Bangladesh trong xuất khẩu toàn cầu những mặt hàng này đạt 5,1%, trong khi thị phần của Việt Nam là 5,9% trong năm 2022.
Theo gợi ý của WB, để thúc đẩy xuất khẩu và hưởng lợi từ việc Trung Quốc chuyển hướng khỏi ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, Ấn Độ sẽ cần hạ thấp chi phí thương mại, giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như sửa đổi các hiệp định thương mại.
Tham vọng của Thủ tướng Narendra Modi là đưa Ấn Độ trở thành trung tâm sản xuất khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.
Chính phủ Ấn Độ đã chi hàng tỷ USD trợ cấp để thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp như điện tử và sản xuất chip. Tuy nhiên, các lĩnh vực xuất khẩu của Ấn Độ ngày càng sử dụng nhiều vốn và không thể tiếp nhận hàng triệu người thất nghiệp trong nước.
WB ước tính việc làm trực tiếp liên quan đến xuất khẩu đã giảm từ mức cao nhất là 9,5% tổng số việc làm trong nước vào năm 2012 xuống còn 6,5% trong năm 2020.
WB kỳ vọng nền kinh tế Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng 7% trong năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 3/2025) sau khi tăng hơn 8% trong năm tài chính trước đó. WB dự báo tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ có thể sẽ đạt trung bình 6,7% trong các năm tài chính 2025-2026 và 2026-2027./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/wb-an-do-cham-hon-viet-nam-va-bangladesh-trong-linh-vuc-san-xuat-post974176.vnp
Trong báo cáo, tổ chức cho vay đa phương ghi nhận thương mại hàng hóa và dịch vụ của Ấn Độ đã giảm theo tỷ lệ phần trăm trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) suốt thập kỷ qua bất chấp sức mạnh kinh tế của quốc gia Nam Á.
WB chỉ rõ thị phần của Ấn Độ trong xuất khẩu toàn cầu về hàng may mặc, da, dệt may và giày dép đã tăng từ 0,9% năm 2002 lên mức cao nhất là 4,5% vào năm 2013, nhưng sau đó giảm xuống mức 3,5% vào năm 2022.
Ngược lại, thị phần của Bangladesh trong xuất khẩu toàn cầu những mặt hàng này đạt 5,1%, trong khi thị phần của Việt Nam là 5,9% trong năm 2022.
Theo gợi ý của WB, để thúc đẩy xuất khẩu và hưởng lợi từ việc Trung Quốc chuyển hướng khỏi ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, Ấn Độ sẽ cần hạ thấp chi phí thương mại, giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như sửa đổi các hiệp định thương mại.
Tham vọng của Thủ tướng Narendra Modi là đưa Ấn Độ trở thành trung tâm sản xuất khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.
Chính phủ Ấn Độ đã chi hàng tỷ USD trợ cấp để thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp như điện tử và sản xuất chip. Tuy nhiên, các lĩnh vực xuất khẩu của Ấn Độ ngày càng sử dụng nhiều vốn và không thể tiếp nhận hàng triệu người thất nghiệp trong nước.
WB ước tính việc làm trực tiếp liên quan đến xuất khẩu đã giảm từ mức cao nhất là 9,5% tổng số việc làm trong nước vào năm 2012 xuống còn 6,5% trong năm 2020.
WB kỳ vọng nền kinh tế Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng 7% trong năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 3/2025) sau khi tăng hơn 8% trong năm tài chính trước đó. WB dự báo tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ có thể sẽ đạt trung bình 6,7% trong các năm tài chính 2025-2026 và 2026-2027./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/wb-an-do-cham-hon-viet-nam-va-bangladesh-trong-linh-vuc-san-xuat-post974176.vnp
Việt Nam thúc đẩy đối thoại doanh nghiệp ASEAN-Nga tại EEF 2024
Thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp vừa, nhỏ và khởi nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc
Canada đánh giá cao công tác điều hành tài chính, tiền tệ của Việt Nam
EFTA và Ukraine sắp kết thúc đàm phán về hiện đại hóa hiệp định thương mại tự do
Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Anh Quốc vào ngày 15 tháng 12
Anh tham gia các thỏa thuận thương mại toàn cầu bất chấp khả năng tái gia nhập EU
Papua New Guinea thảo luận các cuộc đàm phán thương mại tự do với Nhật Bản
Hồng Kông (Trung Quốc) và Peru kết thúc đàm phán về hiệp định thương mại tự do
Hàn Quốc thúc đẩy xuất khẩu thiết bị nông nghiệp sang thị trường Việt Nam
Maldives và Trung Quốc sẽ bắt đầu FTA vào tháng 9
Ấn Độ điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng của Việt Nam
Trung Quốc, Thụy Sĩ sẽ bắt đầu đàm phán nâng cấp FTA càng sớm càng tốt
Trung Quốc, Peru đã hoàn thành các cuộc đàm phán quan trọng để nâng cấp FTA
Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương ở Việt Nam và Cộng hòa Séc
Xuất khẩu hàng hóa sang một số quốc gia ASEAN 7 tháng đầu ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia ASEAN như ...Trao đổi thương mại Việt Nam – Hà Lan 7 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam ...
Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ...
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác ...