Chủ nhật, 1-9-2024 - 11:17 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường nông sản thế giới ngày 24/8: Giá dầu cọ tăng phiên thứ 3 liên tiếp 

 Thứ bảy, 24-8-2024

AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 23/8 giá đậu tương, giá dầu cọ, giá đường tăng, trong khi giá lúa mì, giá ngô, giá cà phê giảm, giá tiêu ổn định.

Ngô và lúa mì giảm, đậu tương tăng
Trên sàn Chicago, giá đậu tương tăng, trong khi giá ngô giảm, do các thương nhân xem xét lại danh mục đầu tư, khi một đợt nắng nóng sắp tới có thể ảnh hưởng đến năng suất cây trồng khu vực Trung Tây Mỹ.
Cụ thể, trên sàn giao dịch thương mại Chicago, giá ngô giảm 2-1/2 US cent xuống 3,91 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá ngô giảm 0,3%.
Tương tự, giá lúa mì đỏ mềm, vụ đông giảm 7-1/2 US cent xuống 5,28 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá lúa mì giảm 0,3%.
Theo chiều ngược lại, giá đậu tương tăng 11-1/2 US cent lên 9,73 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá đậu tương tăng 1,6%.
Dầu cọ tăng phiên thứ 3 liên tiếp
Trên sàn Bursa Malaysia, giá dầu cọ kỳ hạn tháng 11/2024 tăng 43 ringgit tương đương 1,12% lên 3.869 ringgit (884,95 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá dầu cọ tăng 5,1% - tuần tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 6/2023.
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 3 liên tiếp lên mức cao nhất gần 3 tuần, do dự kiến sản lượng trong tháng 8/2024 giảm và nhu cầu được cải thiện đã hỗ trợ thị trường.
Cà phê đồng loạt giảm
Trên sàn London, giá Robusta giao tháng 9/2024 quay đầu giảm 51 USD; về mức 4.903 USD/tấn. Và kỳ hạn giao tháng 11/2024 giảm tới 58 USD; ở ngưỡng 4.574 USD/tấn.
Trên sàn New York, giá Arabica giao tháng 9/2024 giảm mạnh 6,35 cent; xuống mức 242,90 cent/lb. Và kỳ hạn giao tháng 12/2024 giảm 5,85 cent; ở mức 241,20 cent/lb.
Ông Carlos Mera - Giám đốc nghiên cứu thị trường hàng hóa nông nghiệp tại Rabobank đánh giá, sản lượng của Việt Nam "không phải là sự thất vọng lớn", bởi mức giảm lớn hơn so với kỳ vọng chỉ 5%. Có điều, vụ thu hoạch cà phê ở mức thấp tại Brazil trong những năm trước, dẫn đến lượng hàng tồn kho giảm mạnh.
Sự chậm trễ trong vận chuyển đã tạo thêm một yếu tố bất ổn khác. Các hãng tàu đã phải thay đổi tuyến đường, thay vì đi qua kênh đào Suez do căng thẳng ở khu vực Biển Đỏ.
Đối với người mua ở Châu Âu, quy định về phá rừng (EUDR), cũng đang là một trở ngại lớn. Các công ty nhập khẩu đang đẩy mạnh việc mua hàng, tăng lượng tồn kho trước khi quy định này có hiệu lực vào cuối năm nay.
Tất cả những yếu tố này đã góp phần làm cho giá nông sản này tăng cao. ông Mera cho biết: "Chúng tôi dự kiến giá sẽ vẫn biến động trong năm 2024"và trước khi giảm xuống vào năm 2025 do vụ mùa ở Brazil dự kiến khả quan.
Ông Charles Hart - Nhà phân tích hàng hóa cấp cao tại BMI nhận định, giá nông sản này đang nhạy cảm với tin tức hơn bình thường vì nguồn cung đang bị thắt chặt. Ông còn đánh giá, hiện tượng thời tiết La Nina mang lại nhiều mưa hơn, trùng với thời điểm thu hoạch cà phê ở Việt Nam vào cuối năm nay đóng vai trò là “dấu hiệu tích cực cho thị trường”.
Đường tăng
Trên sàn ICE, giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2024 tăng 0,54 US cent tương đương 3% lên 18,39 US cent/lb. Tính chung cả tuần, giá đường tăng 2%.
Đồng thời, trên sàn London, giá đường trắng kỳ hạn tháng 10/2024 tăng 2,7% lên 525,7 USD/tấn.
Tiêu giảm tại Indonesia, ổn định tại thị trường khác
Giá hạt tiêu đen Lampung tại Indonesia giảm 0,79%, về mức 7.478 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này giảm 0,8%; ở ngưỡng 8.804 USD/tấn.
Giá hồ tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia giữ ở mức 8.500 USD/tấn; còn giá hồ tiêu trắng ASTA của quốc gia này có giá 10.400 USD/tấn.
Tại thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 vẫn giao dịch với ngưỡng 6.300 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500 g/l giao dịch về mức 5.800 USD/tấn; còn loại 550 g/l ở mức 6.200 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng xuất khẩu giữ tại mốc 8.500 USD/tấn.
Theo đó, giá hạt tiêu đen Lampung tại Indonesia giảm 0,79%, về mức 7.478 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này giảm 0,8%; ở ngưỡng 8.804 USD/tấn.
Giá hồ tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia giữ ở mức 8.500 USD/tấn; còn giá hồ tiêu trắng ASTA của quốc gia này có giá 10.400 USD/tấn.
Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 vẫn giao dịch với ngưỡng 6.300 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500 g/l giao dịch về mức 5.800 USD/tấn; còn loại 550 g/l ở mức 6.200 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng xuất khẩu giữ tại mốc 8.500 USD/tấn.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nguồn cung hạt tiêu toàn cầu được bổ sung khi Indonesia bước vào vụ thu hoạch, bắt đầu từ tháng 7. Tuy nhiên, Brazil đang đối mặt với tình trạng mất mùa liên tục do hạn hán.
Theo phản ảnh của một số nông dân vùng Espirito Santos (Brazil), sản lượng hồ tiêu thu hoạch trong năm 2024 có thể thấp hơn 25-30% do nắng nóng khiến bông rụng đợt 1 gần hết và tỷ lê đậu trái trên dé của bông ra đợt 2 và đợt 3 khá thấp nên dự kiến có thể chỉ đạt khoảng 70% so với năm ngoái. Tính chung năm 2024, sản lượng hồ tiêu của Brazil có thể giảm 20-25% so với năm 2023.
Theo nhận định của giới chuyên gia, dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu sẽ tiếp tục được ghi nhận trên thị trường trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng nhanh và tắc nghẽn cảng ở châu Á cũng tác động đến giá cả ở các thị trường nhập khẩu, và có thể gây ra sự chậm trễ vận chuyển, khiến giá hồ tiêu tăng trong trung và dài hạn.
Cao su trái chiều
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 9/2024 giảm 2,52% lên mức 348,7 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2024 tăng 0,67% ở mức 14.960 nhân dân tệ/tấn.
Thông thường, các nhà sản xuất Ấn Độ sẽ đẩy mạnh nhập khẩu cao su trước khi thị trường bước vào mùa mưa khiến việc khai thác cao su gặp khó khăn. Nhưng trong năm nay, hoạt động nhập khẩu đang gặp nhiều khó khăn do tắc nghẽn cảng biển và tình trạng thiếu container.
Hiện một số tổ chức quốc tế đánh giá sơ bộ, sự sụt giảm sản lượng cao su nội địa tại Ấn Độ sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu trở nên trầm trọng hơn, giúp giá cao su giữ ở mức cao trong thời gian tới.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất lốp ô tô Ấn Độ (ATMA), tháng 7/2024, tình trạng mất cân đối cung - cầu cao su tự nhiên ở Ấn Độ ngày càng gia tăng.
Sự khan hiếm cao su tự nhiên đã ảnh hưởng đến các công ty cao su vừa và nhỏ, cũng như các nhà sản xuất lốp xe lớn.
Do nguồn cung cao su tự nhiên khan hiếm, sản lượng tại một số nhà máy lốp cao su của các công ty thành viên ATMA giảm hơn 10% trong tháng 7.
Sự thiếu hụt trên thị trường cao su tự nhiên đã buộc các công ty lốp xe Ấn Độ phải phân bổ lại cao su tự nhiên nhập khẩu giữa các nhà máy khác nhau để duy trì hoạt động. Việc chính phủ Ấn Độ hạn chế nhập khẩu cao su tự nhiên đã khiến các công ty lốp xe cao su gặp nhiều khó khăn.
N.Hao
Nguồn: VITIC


  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25714140387