Chủ nhật, 1-9-2024 - 9:16 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường nông sản thế giới ngày 27/8: Giá dầu cọ tăng lên mức cao nhất trong 1 tháng, giá ngô thấp nhất trong 4 năm qua 

 Thứ ba, 27-8-2024

AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 26/8 giá dầu cọ, giá đậu tương, giá đường tăng, giá ngô, giá lúa mì giảm, trong khi giá tiêu và giá cà phê ổn định, giá cao su trái chiều.

Dầu cọ tăng lên mức cao nhất trong 1 tháng
Giá dầu cọ kỳ hạn của Malaysia tăng trong ngày thứ tư liên tiếp và đóng cửa ở mức cao nhất trong một tháng do kế hoạch hạ thuế xuất khẩu và tăng thêm tỷ lệ pha trộn nhiên liệu sinh học của Indonesia.
Trên Sàn giao dịch Bursa Malaysia, hợp đồng dầu cọ chuẩn FCPOc3 giao tháng 11/2024 đóng cửa tăng 54 ringgit, tương đương 1,4%, ở mức 3.921 ringgit (902,42 USD) một tấn, đóng cửa ở mức cao nhất kể từ ngày 24/7. Hợp đồng đã tăng 3,1% lên mức cao trong ngày là 3.990 ringgit vào đầu phiên trước khi giảm. Bộ thương mại Indonesia đang cân nhắc kế hoạch điều chỉnh thuế xuất khẩu dầu cọ để giúp dầu cọ cạnh tranh hơn trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu, Bisnis.com đưa tin, trích lời quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Isy Karim.
Ngô, lúa mì, đậu tương: Giá ngô thấp nhất gần 4 năm
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/8, hợp đồng ngô giao dịch nhiều nhất trên sàn CBOT giảm 4-1/2 cent xuống 3,86-1/2 USD/bushel, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2020.
Trên Sàn giao dịch Chicago (CBOT), giá ngô giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020 do Mỹ kỳ vọng sẽ có một vụ mùa ngô bội thu và người trồng ngô tiếp tục bán hàng ra một cách mạnh mẽ.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 26/8, hợp đồng ngô giao dịch nhiều nhất trên sàn CBOT giảm 4-1/2 cent xuống 3,86-1/2 USD/bushel, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2020.
Trong khi đó, giá đậu tương tăng nhẹ khi các nhà giao dịch theo dõi đợt nắng nóng ở vùng Trung Tây Mỹ và căng thẳng ở Trung Đông. Giá lúa mì giảm do nguồn cung trên thế giới dồi dào và hoạt động bán ra từ các quỹ hàng hóa.
Đậu tương phiên này tăng 7-3/4 cent lên 9,80-3/4 USD/bushel, ngược lại giá lúa mì giảm 3 cent xuống 5,25 USD/bushel.
Cà phê ổn định
Trên sàn London giao tháng 9/2024, giá Robusta giữ tại mức 5.128 USD/tấn. Và kỳ hạn giao tháng 11/2024 neo ở ngưỡng 4.715 USD/tấn.
Trên sàn New York, giá Arabica giao tháng 12/2024 duy trì ở mức 247,30 cent/lb. Trong đó, kỳ hạn giao tháng 3/2025 giữ ở mức 244,80 cent/lb.
Tuần qua, cả 2 sàn New York và London tiếp tục tăng mạnh khi giá Arabica giao tháng 12 tăng tới 3,2 cent/lb, còn giá Robusta giao tháng 9 tăng nóng 463 USD/tấn.
Hiện tại Brazil đang đẩy mạnh việc xuất khẩu cà phê robusta nhằm một phần bù đắp khoảng trống nguồn cung do Việt Nam để lại.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 7, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới đã giảm 12,4% so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ còn 979.353 tấn.
Trong khi đó, theo Cecafé, trong 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê của Brazil đạt kỷ lục hơn 28,1 triệu bao; tăng 46,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu Robusta lên tới 5,2 triệu bao, gấp 4 lần (313,7%) so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 18,4% tỷ trọng.
Ông Márcio Ferreira - Chủ tịch của Cecafé, cho rằng, Robusta của Brazil tiếp tục là trung tâm của sự chú ý trong năm nay, chiếm lĩnh những khoảng trống do nguồn cung của các đối thủ cạnh tranh chính như Việt Nam và Indonesia giảm, đồng thời được ưa chuộng nhờ vụ thu hoạch bội thu năm 2023 và khối lượng đã thu hoạch trong năm nay. Do đó, Robusta của Brazil thậm chí còn được Việt Nam và Indonesia nhập khẩu.
Theo Công ty cung ứng thực phẩm quốc gia Brazil (Conab), năng suất trung bình của các cánh đồng Robusta ở nước này tăng khoảng 50% trong 10 năm qua, lên 44,2 bao (60 kg)/ha. Ngược lại, năng suất Arabica chỉ tăng 24% trong cùng kỳ lên 26,7 bao/ha.
Tiêu duy trì ổn định
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá giao dịch tiêu đen Lampung (Indonesia), giá thu mua tiêu đen Brazil ASTA 570 và giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA duy trì ổn định.
Các doanh nghiệp cho rằng nếu đưa tiêu lên sàn giao dịch, mặt hàng này sẽ dễ bị thao túng bởi các quỹ tài chính do sản lượng vẫn còn thấp so với các mặt hàng khác, ví dụ như cà phê.
Bộ Công Thương hiện đang lấy ý kiến góp ý của các doanh nghiệp về việc thành lập Sàn giao dịch Hàng hóa và hồ tiêu cũng sẽ là một trong những mặt hàng được giao dịch,bà Hoàng Thị Liên - Chủ tịch Hiệp hội Tiêu và Cây Gia vị (VPSA) cho hay.
Đây không phải là ý tưởng mới, trước đó đề xuất thành lập sàn giao dịch hồ tiêu cũng được Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (tiền thân của VPSA) đưa ra cách đây 8 năm (tháng 5/2016). Hiệp hội cho rằng hồ tiêu của Việt Nam đã chiếm trên 50% sản lượng thương mại của thế giới trong nhiều năm và việc thành lập sàn giao dịch sẽ giúp ngành có thêm sức mạnh phát triển thị trường, chi phối thương mại hồ tiêu toàn cầu.
VPA nói thêm tiêu là mặt hàng có thể bảo quản trong kho từ 2-3 năm nên nông dân biết cách giữ hàng chờ thời điểm được giá mới bán, điều chưa từng xảy ra ở các mặt hàng nông sản khác. Thế nhưng, tâm lý này khiến cho thị trường tiêu không ổn định. Đó cũng là một trong những lý do chính để VPA xây dựng ý tưởng thành lập sàn giao dịch hồ tiêu, theo Tạp chí Tài chính.
Đường tăng 3,5%
Giá đường thô tăng hơn 3% vào thứ Hai sau khi một vụ cháy thiêu rụi hàng nghìn cánh đồng mía ở Brazil, quốc gia trồng mía hàng đầu thế giới.
Trên sàn New York, giá đường thô kỳ hạn tháng 10 kết thúc phiên tăng 0,65 cent, hay 3,5%, lên 19,04 cent/lb, mức cao nhất trong tháng.
Không có giá cập nhật cho mặt hàng đường trắng do thị trường London đóng cửa nghỉ lễ.
Cao su trái chiều
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 10/2022 tăng 0.18% (tương đương 0,4 yen/kg), ở mức 226,9 yen/kg.
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2022 giảm 0,59% (tương đương 70 Nhân dân tệ), ở mức 11.895 Nhân dân tệ/tấn.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu cao su tự nhiên (HS 4001) của Trung Quốc đạt 2,03 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong thời gian này, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu từ các thị trường như Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Malaysia, Indonesia, Lào và Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 6 cho Trung Quốc với 123,48 triệu USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 6,1% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, cao hơn so với mức 5,8% của 6 tháng đầu năm 2021.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường: Bờ Biển Ngà, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines,... Trong đó, trị giá cao su tự nhiên nhập khẩu từ Lào tăng mạnh nhất, tăng tới 973,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên, Trung Quốc giảm nhập khẩu cao su tự nhiên từ một số thị trường như: Thái Lan, Malaysia, Campuchia.
N.Hao
Nguồn: VITIC



















 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25714138879