Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024
Thứ tư, 21-8-2024AsemconnectVietnam - Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu trên 1,03 triệu tấn phân bón các loại, đạt kim ngạch 420,32 triệu USD trong khi nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,06 triệu tấn, trị giá gần 980,47 triệu USD.
Tình hình xuất khẩu phân bón của Việt Nam tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024
7 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu trên 1,03 triệu tấn phân bón các loại, tương đương gần 420,32 triệu USD, giá trung bình 406,6 USD/tấn.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu trên 1,03 triệu tấn phân bón các loại, tương đương gần 420,32 triệu USD, giá trung bình 406,6 USD/tấn, tăng 9,7% về khối lượng, tăng 7,5% về kim ngạch nhưng giảm 2% về giá so với cùng kỳ năm 2023.
Riêng tháng 7/2024 xuất khẩu 132.215 tấn phân bón các loại đạt 58,81 triệu USD, giá 444,8 USD/tấn, giảm 23,6% về khối lượng, giảm 8,5% kim ngạch nhưng tăng 19,7% về giá so với tháng 6/2024; So với tháng 7/2023 cũng giảm 6,2% về lượng, nhưng tăng 7,6% kim ngạch và tăng 14,7% về giá.
Các thị trường xuất khẩu phân bón chủ đạo của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2024
Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, riêng thị trường này đã chiếm 30,8% trong tổng khối lượng và chiếm 31,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 318.716 tấn, tương đương 132,51 triệu USD, giá trung bình 415,8 USD/tấn, giảm 6,6% về lượng, giảm 7,1% kim ngạch và giá giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng tháng 7/2024 xuất khẩu sang thị trường này đạt 68.698 tấn, tương đương 30,28 triệu USD, giá trung bình 440,7 USD/tấn, tăng 12,2% về lượng, tăng 17,6% kim ngạch, giá tăng 4,8% so với tháng 6/2024.
Đứng sau thị trường chủ đạo Campuchia là thị trường Hàn Quốc đạt 114.697 tấn, tương đương trên 47,68 triệu USD, giá trung bình 415,7 USD/tấn, tăng 136,6% về lượng, tăng 165,9% kim ngạch và tăng 12,4% về giá, chiếm trên 11% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.
Xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 73.740 tấn, tương đương 27,27 triệu USD, giá trung bình 369,8 USD/tấn, tăng 29,8% về lượng, tăng 47,8% kim ngạch và giá tăng 13,9%, chiếm 7,1% trong tổng khối lượng và chiếm 6,5% trong tổng kim ngạch.
Tình hình nhập khẩu phân bón của Việt Nam tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024
7 tháng đầu năm 2024 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,06 triệu tấn, trị giá gần 980,47 triệu USD, giá trung bình đạt 320,9 USD/tấn.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2024 cả nước nhập khẩu 424.319 tấn phân bón, tương đương 137,15 triệu USD, giá trung bình 323,2 USD/tấn, giảm 6,9% về lượng, giảm 11,1% kim ngạch và giảm 4,5% về giá so với tháng 6/2024. So với tháng 7/2023 tăng mạnh 36,5% về lượng, tăng 56,7% kim ngạch và tăng 14,8% về giá.
Trong tháng 7/2024 nhập khẩu phân bón từ thị trường chủ đạo Trung Quốc tăng 14,2% về lượng, tăng 8,3% kim ngạch nhưng giảm 5,2% về giá so với tháng 6/2024, đạt 213.795 tấn, tương đương 70,71 triệu USD, giá 330,7 USD/tấn; So với tháng 7/2023 tăng 9,4% về lượng, tăng 39,5% kim ngạch và tăng 27,5% về giá. Nhập khẩu từ thị trường Nga tháng 7/2024 giảm mạnh 82,4% về lượng và giảm 81,4% kim ngạch nhưng tăng 5,8% về giá so với tháng 6/2024, đạt 4.761 tấn, tương đương trên 2,2 triệu USD, giá 462,2 USD/tấn; so với tháng 7/2023 giảm 3,2% về lượng, giảm 24,2% kim ngạch và giảm 21,6% về giá.
Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2024 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,06 triệu tấn, trị giá gần 980,47 triệu USD, giá trung bình đạt 320,9 USD/tấn, tăng 55,5% về khối lượng, tăng 46,3% về kim ngach nhưng giảm 5,9% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Các thị trường nhập khẩu phân bón chủ đạo của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 40,8% trong tổng lượng và chiếm 37,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt gần 1,25 triệu tấn, tương đương 366,65 triệu USD, giá trung bình 293,9 USD/tấn, tăng 18,8% về lượng, tăng 13,1% về kim ngạch nhưng giảm 4,8% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Nga đứng thứ 2, chiếm 11,9% trong tổng lượng và chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch, với 364.402 tấn, tương đương 165,48 triệu USD, giá trung bình 454,1 USD/tấn, tăng 397,9% về lượng, tăng 325,4% về kim ngạch nhưng giảm 14,6% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Nhập khẩu phân bón từ thị trường Lào đạt 211.944 tấn, tương đương 54,99 triệu USD, tăng 47,3% về lượng, tăng 4,2% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm trên 6,9% trong tổng lượng và chiếm 5,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
CK
Nguồn: VITIC
Dự báo trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các đối tác thương mại hàng đầu thế giới
Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc - thị trường nhập khẩu nhiều nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam
Tháng 7/2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may cao nhất trong 2 năm
Việt Nam đang là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ 8 thế giới
Xuất khẩu nghêu, ốc của Việt Nam tiếp tục tăng
Các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ đạo của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024
7 tháng, xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng đồng đều ở cả 3 nhóm hàng trọng điểm
Xuất khẩu hàng hoá: Vì sao doanh nghiệp nội ‘lấn át’ doanh nghiệp FDI?
Kim ngạch đạt 8,78 tỷ USD nhưng ngành gỗ đang đối diện với khó khăn kép
Quả bưởi của Việt Nam chính thức được cấp visa vào thị trường Hàn Quốc
Việt Nam tiếp tục nhập khẩu thịt lợn và phụ phẩm thịt lợn từ Nga
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 7 tháng năm 2024 và dự báo
Trung Quốc - thị trường nhập khẩu nhiều nhất thức ăn gia ...
Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc và nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc chiếm 40,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ...Tháng 7/2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may cao nhất trong 2 ...
Việt Nam đang là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ 8 thế ...
Xuất khẩu nghêu, ốc của Việt Nam tiếp tục tăng
Các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ đạo của Việt Nam 7 ...