Tình hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024
Thứ ba, 20-8-2024AsemconnectVietnam - Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt trên 5,74 triệu tấn, trị giá trên 1,43 tỷ USD.
Trong khi 7 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 3,44 triệu tấn, tương đương trên 954,67 triệu USD và nhập khẩu đậu tương trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt trên 1,31 triệu tấn, trị giá trên 687,65 triệu USD.
Tình hình nhập khẩu ngô tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt trên 5,74 triệu tấn, trị giá trên 1,43 tỷ USD, giá trung bình 249 USD/tấn, tăng 34,3% về lượng, tăng 1,9% kim ngạch nhưng giảm 24,1% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Trong đó, riêng tháng 7/2024 đạt 892.238 tấn, tương đương 214,5 triệu USD, giá trung bình 240,4 USD/tấn, tăng 36,4% về lượng, tăng 35,3% kim ngạch nhưng giá giảm 0,8% so với tháng 6/2024; so với tháng 7/2023 thì tăng mạnh 49,4% về lượng, tăng 21,2% về kim ngạch nhưng giảm 18,9% về giá.
Các thị trường nhập khẩu phân bón chủ đạo của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2024
Achentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024, chiếm 55,5% trong tổng lượng và chiếm 54% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt gần 3,19 triệu tấn, tương đương trên 772,29 triệu USD, giá 242,4 USD/tấn, tăng 130,3% về lượng, tăng 70,9% kim ngạch nhưng giảm 25,8% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt trên 1,57 triệu tấn, tương đương 402,69 triệu USD, giá 256 USD/tấn, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 28,2% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 14% về lượng, nhưng giảm 12,4% về kim ngạch và giá giảm 23,2% so với 7 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Lào 7 tháng đầu năm 2024 đạt 74.589 tấn, tương đương 18,64 triệu USD, giá 249,9 USD/tấn, chiếm 1,3% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 23,5% về lượng, nhưng giảm 11,7% về kim ngạch và giá giảm 28,5% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, nhâp khẩu ngô từ thị trường Ấn Độ 7 tháng đầu năm nay giảm rất mạnh, giảm 99,8% về lượng và giảm 98% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 2.561 tấn, tương đương 6,85 triệu USD.
Tình hình nhập khẩu lúa mì tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024
7 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 3,44 triệu tấn, tương đương trên 954,67 triệu USD, tăng 24,8% về khối lượng, nhưng giảm 2,8% về kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2023.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2024 cả nước nhập khẩu 316.511 tấn lúa mì, tương đương 92,35 triệu USD, giá trung bình 291,8 USD/tấn, tăng 9,9% về lượng, tăng 13,4% kim ngạch so với tháng 6/2024 và giá tăng 3,2%. So với tháng 7/2023 thì giảm 5,2% về lượng, giảm 16,9% kim ngạch và giảm 12,3% giá.
Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 3,44 triệu tấn, tương đương trên 954,67 triệu USD, tăng 24,8% về khối lượng, nhưng giảm 2,8% về kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2023, giá trung bình đạt 277,5 USD/tấn, giảm 22%.
Các thị trường nhập khẩu lúa mì chủ đạo của Việt nam 7 tháng đầu năm 2024
Trong tháng 7/2024 nhập khẩu lúa mì từ thị trường chủ đạo Brazil tăng trở lại 17,4% về lượng và tăng 13,2% kim ngạch so với tháng 6/2024, nhưng giá giảm 3,6%, đạt 23.973 tấn, tương đương 5,78 triệu USD, giá 241 USD/tấn; trong khi tháng 7/2023 không nhập khẩu từ thị trường này. Tính chung cả 7 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil chiếm 34% trong tổng lượng và chiếm 30,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt trên 1,17 triệu tấn, tương đương 293,15 triệu USD, giá trung bình 249,6 USD/tấn, tăng mạnh 348,9% về lượng, tăng 205,9% về kim ngạch nhưng giảm 31,9% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Đứng sau thị trường chủ đạo Brazil là thị trường Australia chiếm 21,4% trong tổng lượng và chiếm 23,8% trong tổng kim ngạch, đạt 737.112 tấn, tương đương trên 227,46 triệu USD, giá trung bình 308,6 USD/tấn, giảm 65,3% về lượng, giảm 69,1% kim ngạch và giảm 11% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Ukraine đạt 612.846 tấn, tương đương 159,42 triệu USD, giá 260 USD/tấn, chiếm 17,8% trong tổng lượng và chiếm 16,7% tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, tăng rất mạnh 2.412% về lượng, tăng 1.862% kim ngạch nhưng giảm 21,9% về giá.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Mỹ đạt 257.223 tấn, tương đương 84,22 triệu USD, giá 327,4 USD/tấn, tăng 49,3% về khối lượng, tăng 19,4% về kim ngạch nhưng giảm 20% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Tình hình nhập khẩu đậu tương tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt trên 1,31 triệu tấn, trị giá trên 687,65 triệu USD, giá trung bình 523,7 USD/tấn, tăng 8,7% về lượng, giảm 11,9% kim ngạch và giảm 18,9% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Trong đó, riêng tháng 7/2024 đạt 245.805 tấn, tương đương 124,77 triệu USD, giá trung bình 507,6 USD/tấn, tăng mạnh 256% về lượng và tăng 252% kim ngạch so với tháng 6/2024, nhưng giá giảm nhẹ 1,1%; so với tháng 7/2023 cũng tăng mạnh 172% về lượng, tăng 140% về kim ngạch nhưng giảm 11,7% về giá.
Các thị trường nhập khẩu đậu tương chủ đạo của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2024
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024, chiếm gần 59,5% trong tổng lượng và chiếm 57,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, đạt 780.916 tấn, tương đương gần 394,61 triệu USD, giá 505,3 USD/tấn, tăng 31,8% về lượng, tăng 10,2% kim ngạch nhưng giảm 16,4% về giá so với 7 tháng đầu năm 2023.
Thị trường lớn thứ 2 là Mỹ, trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 422.669 tấn, tương đương 229,12 triệu USD, giá 542 USD/tấn, chiếm 32,2% trong tổng lượng và chiếm 33,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm 12,3% về lượng, giảm 30,6% về kim ngạch và giá giảm 20,8% so với 7 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Canada 7 tháng đầu năm 2024 đạt 70.863 tấn, tương đương 42,71 triệu USD, giá 602,8 USD/tấn, chiếm 5,4% trong tổng lượng và chiếm 6,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tăng 2,2% về lượng, nhưng giảm 16,8% về kim ngạch và giá giảm 18,6% so với cùng kỳ năm trước.
CK
Nguồn: VITIC
Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 7 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc - thị trường nhập khẩu nhiều nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam
Tháng 7/2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may cao nhất trong 2 năm
Việt Nam đang là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ 8 thế giới
Xuất khẩu nghêu, ốc của Việt Nam tiếp tục tăng
Các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ đạo của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024
7 tháng, xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng đồng đều ở cả 3 nhóm hàng trọng điểm
Xuất khẩu hàng hoá: Vì sao doanh nghiệp nội ‘lấn át’ doanh nghiệp FDI?
Kim ngạch đạt 8,78 tỷ USD nhưng ngành gỗ đang đối diện với khó khăn kép
Quả bưởi của Việt Nam chính thức được cấp visa vào thị trường Hàn Quốc
Việt Nam tiếp tục nhập khẩu thịt lợn và phụ phẩm thịt lợn từ Nga
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 7 tháng năm 2024 và dự báo
Trao đổi thương mại Việt Nam - EU tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2024