Chủ nhật, 1-9-2024 - 9:16 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Xuất khẩu nghêu, ốc của Việt Nam tiếp tục tăng 

 Thứ sáu, 9-8-2024

AsemconnectVietnam - Xuất khẩu nghêu, ốc dự kiến tiếp tục tăng do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu ngày càng cao, mặc dù sẽ gặp phải một số thách thức từ biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.

EU là thị trường xuất khẩu nghêu lớn nhất của Việt NamNăm 2023, xuất khẩu nghêu của Việt Nam thu về gần 79 triệu USDXuất khẩu nghêu sang EU có xu hướng tăng
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ như nghêu, ốc của Việt Nam trong 7 tháng năm 2024 ước đạt hơn 95 triệu USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm 2023.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nghêu ước đạt 52 triệu USD, sò điệp ước đạt 14 triệu USD, ốc ước đạt 16 triệu USD, hàu ước đạt hơn 8 triệu USD, hải sản khác ước đạt gần 4 triệu USD. Trong các sản phẩm, xuất khẩu ốc có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm 2023, hơn 57%.
Bà Nguyễn Thị Vân Hà, chuyên gia thuộc VASEP cho biết, trong 7 tháng, Trung Quốc tăng cường nhập khẩu nghêu sò từ Việt Nam tăng 120 lần so với cùng kỳ năm 2003.
Các loại nhuyễn thể khác dạng sống, tươi hoặc ướp lạnh cũng có giá trị xuất khẩu tăng mạnh, đạt hơn 7 triệu USD, thêm gần 82 lần so với cùng kỳ. Trong thời gian qua, không chỉ Trung Quốc mà các quốc gia khác cũng đang tăng cường nhập khẩu nhuyễn thể Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam đang có trên 41.500 ha nuôi nhuyễn thể (chủ yếu là nhuyễn thể hai mảnh vỏ) với sản lượng khoảng 265.000 tấn/năm; trong đó, nghêu đạt 179.000 tấn/năm. Tại các tỉnh khu vực phía Nam, nhuyễn thể có vỏ tập trung ở các địa phương có biển như Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang.
Ngành chăn nuôi này đem lại nguồn thu nhập chính cho khoảng 200.000 lao động, góp phần quan trọng vào kinh tế các tỉnh ven biển miền Tây. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng, đặc biệt là mặt hàng nghêu.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, toàn tỉnh hiện có 800 ha diện tích nuôi nghêu thương phẩm nhưng năng suất đang giảm. Nhiều chuyên gia cho biết, nhu cầu tiêu thụ nghêu, sò trên thế giới gia tăng đang tạo động lực cho ngành xuất khẩu sản phẩm này. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chủ động để đảm bảo nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong năm 2023, xuất khẩu nghêu, ốc của Việt Nam đạt nhiều kết quả tích cực, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 95 triệu USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm chính bao gồm nghêu, sò điệp, ốc và hàu đều có sự tăng trưởng mạnh, đặc biệt là ốc với mức tăng trưởng hơn 57%. Sự gia tăng này chủ yếu do nhu cầu từ các thị trường lớn như Trung Quốc.
Dự báo cuối năm 2024 đầu năm 2025, xuất khẩu nghêu, ốc dự kiến tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu ngày càng cao, mặc dù sẽ gặp phải một số thách thức từ biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.
Nguồn: congthuong.vn

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25714138881