Chủ nhật, 1-9-2024 - 11:13 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước 

 Thứ hai, 5-8-2024

AsemconnectVietnam - Bộ Tài chính Nga nhấn mạnh rằng biện pháp tăng thuế không nhằm cấm nhập khẩu các sản phẩm liên quan mà nhằm “bảo vệ thị trường trong nước trước áp lực từ bên ngoài."

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký nghị định tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước.
Biện pháp trên được đưa ra nhằm đáp lại những hành động không thân thiện của một số quốc gia, bao gồm tăng thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa của Nga.
Theo nghị định, từ nay đến hết ngày 31/12/2024, rượu vermouth, whisky, rum, gin, vodka, mùi và cồn ethyl sẽ phải chịu mức thuế 20%, nhưng không dưới 3 euro (3,27 USD) cho mỗi 1 lít rượu chưng cất 100%.
Nga đang áp thuế nhập khẩu ở mức 1,4 euro mỗi lít rượu nguyên chất và 1,5 euro đối với rượu rum và rượu gin. Đồng thời, thuế rượu vang tăng từ 20% lên 25%, nhưng không dưới 2 USD mỗi lít.
Đối với thị trường trong nước, với thuế suất mới một chai rượu whisky Scotch hoặc rượu bourbon của Mỹ sẽ tăng giá gần 280 ruble (3,3 USD), và rượu vang trong chai 0,7 lít sẽ tăng khoảng 120 ruble.
Bộ Tài chính Nga nhấn mạnh rằng biện pháp này không nhằm cấm nhập khẩu các sản phẩm liên quan mà nhằm “bảo vệ thị trường trong nước trước áp lực từ bên ngoài."
Theo Bộ Tài chính, thị phần sản phẩm nhập khẩu trên thị trường rượu mạnh là 12%, còn lại là sản xuất trong nước.
Giới chuyên gia đánh giá tới đây giá cả nhìn chung sẽ tăng và chính phủ sẽ tăng nguồn thu bằng cách tăng thuế, nhưng mức tiêu thụ những sản phẩm này sẽ không giảm.
Người tiêu dùng Nga có lựa chọn thay thế cho rượu vang châu Âu là đồ uống từ Nam Mỹ. Các thương hiệu Nga cũng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với người tiêu dùng.
Thuế nhập khẩu sẽ làm tăng giá không chỉ đối với rượu mà còn đối với hoa từ một số quốc gia. Thuế mới sẽ bằng 20% giá trị hải quan của hàng hóa, so với mức hiện nay là 5%, nhưng không dưới 0,3 euro một 1 kg.
Theo truyền thống, nhà cung cấp hoa chính cho Nga là Hà Lan, quốc gia thuộc EU. Tuy nhiên, người tiêu dùng Nga cũng có không ít sự thay thế. Đầu tiên là Ecuador. Hoa từ đất nước này đã trở thành nguồn nhập khẩu hàng đầu vào Nga, khi cách đây 5 năm, hoa hồng và hoa tulip Hà Lan bị nhiễm các loại ký sinh trùng.
Nhóm các nhà cung cấp hoa lớn còn có Kenya, Colombia và nước láng giềng Belarus. Ethiopia, Trung Quốc, Thái Lan đều có tiềm năng.
Bộ Nông nghiệp Nga cho biết quyết định được đưa ra sẽ làm tăng thị phần hoa được sản xuất ở Nga, cũng như các nước thân thiện, trên thị trường nội địa.
Theo Bộ này, năm ngoái, cả nước đã trồng được 393,5 triệu bông hoa và nụ. Nhìn chung, trong 5 năm qua, sản lượng hoa ở Nga đã tăng 1,5 lần./.
Nguồn: Vietnamplus.vn

  PRINT     BACK
 Bộ Công Thương quyết định điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc
 Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ, Trung Quốc
 Indonesia khởi xướng điều tra gia hạn tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS
 Quy định về thiết kế sinh thái cho sản phẩm bền vững của EU có hiệu lực vào ngày 18 tháng 7 năm 2024
 Trung Quốc lo ngại kế hoạch của EU áp thuế chống bán phá giá nhiên liệu sinh học
 EU áp thuế nhập khẩu tạm thời với dầu diesel sinh học Trung Quốc
 Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức Phiên điều trần trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp thuế chống bán phá giá đối với pin năng lượng mặt trời từ Croatia, Jordan, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam
 Hoa Kỳ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra tủ gỗ nhập từ Việt Nam
 Indonesia sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần theo dõi sát thông tin thị trường
 Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
 Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp đĩa giấy nhập từ Việt Nam
 Trung Quốc điều tra chống bán phá giá rượu mạnh nhập khẩu từ EU
 EU gia hạn biện pháp tự vệ mặt hàng thép thêm 2 năm, đến tháng 6/2026
 Indonesia sẽ áp thuế nhập khẩu lên tới 200% đối với hàng hóa Trung Quốc
 Trung Quốc ban hành quy định về quản lý "kim loại chiến lược" đất hiếm

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25714140320