Hội nghị ASEAN: ASEAN+3 nhất trí đẩy mạnh hợp tác tài chính, kinh tế
Thứ hai, 29-7-2024AsemconnectVietnam - ASEAN+3 đã tăng cường tính linh hoạt trong hoạt động của Sáng kiến Đa phương hóa Chiang Mai, có hiệu lực từ năm 2010 nhằm giải quyết những khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn.
Ngày 27/7, các Bộ trưởng Ngoại giao các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế và tài chính bằng cách tăng cường mạng lưới an toàn tiền tệ.
ASEAN+3 đã tăng cường tính linh hoạt trong hoạt động của Sáng kiến Đa phương hóa Chiang Mai, có hiệu lực từ năm 2010 nhằm giải quyết những khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn, nhằm ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997.
Bắt đầu cuộc họp tại Lào, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên pháp quyền để đảm bảo khu vực tiếp tục tăng trưởng kinh tế ổn định.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Hàn Quốc Cho Tae Yul cũng tham gia cuộc họp, trong đó vấn đề hạt nhân của Triều Tiên cũng như tình hình nhân đạo ở Myanmar đã được thảo luận.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3 lần thứ 26 hồi tháng 10 năm ngoái ở Indonesia, lãnh đạo ASEAN+3 nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch Hợp tác ASEAN+3 giai đoạn 2023-2027, trong đó có phát huy thế mạnh hợp tác về kinh tế, thương mại, tài chính, y tế… và mở rộng các lĩnh vực hợp tác mới, tập trung vào đổi mới sáng tạo, bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi năng lượng, biến đổi khí hậu,... hướng tới phát triển bao trùm và bền vững.
Đồng thời, các nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác ASEAN+3 với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hoi-nghi-asean-asean3-nhat-tri-day-manh-hop-tac-tai-chinh-kinh-te-post967167.vnp
ASEAN+3 đã tăng cường tính linh hoạt trong hoạt động của Sáng kiến Đa phương hóa Chiang Mai, có hiệu lực từ năm 2010 nhằm giải quyết những khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn, nhằm ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997.
Bắt đầu cuộc họp tại Lào, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên pháp quyền để đảm bảo khu vực tiếp tục tăng trưởng kinh tế ổn định.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Hàn Quốc Cho Tae Yul cũng tham gia cuộc họp, trong đó vấn đề hạt nhân của Triều Tiên cũng như tình hình nhân đạo ở Myanmar đã được thảo luận.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3 lần thứ 26 hồi tháng 10 năm ngoái ở Indonesia, lãnh đạo ASEAN+3 nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch Hợp tác ASEAN+3 giai đoạn 2023-2027, trong đó có phát huy thế mạnh hợp tác về kinh tế, thương mại, tài chính, y tế… và mở rộng các lĩnh vực hợp tác mới, tập trung vào đổi mới sáng tạo, bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi năng lượng, biến đổi khí hậu,... hướng tới phát triển bao trùm và bền vững.
Đồng thời, các nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác ASEAN+3 với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hoi-nghi-asean-asean3-nhat-tri-day-manh-hop-tac-tai-chinh-kinh-te-post967167.vnp
Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ, Trung Quốc
HSBC đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024
Cộng hòa Séc đánh giá cao tiềm năng hợp tác kinh tế với Việt Nam
Việt Nam-Cuba hỗ trợ hợp tác giữa các doanh nghiệp xây dựng
Brazil là đối tác lớn và quan trọng của Việt Nam ở Nam Mỹ
Việt Nam và Campuchia ký kết hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp
Triển vọng thương mại Canada-Việt Nam sau 30 năm hợp tác hỗ trợ phát triển
Việt Nam đề xuất giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa G7 với các nước
Diễn đàn Hợp tác Việt-Hàn mở ra triển vọng tương lai
Một số mặt hàng xuất khẩu có khả năng bị Indonesia áp thuế phòng vệ thương mại
Việt Nam và Thái Lan mong muốn đẩy mạnh hợp tác địa phương
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Anh tăng cường kết nối cùng phát triển
Thắt chặt hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Lào và Campuchia
Doanh nghiệp cần theo sát thông tin khi Indonesia áp dụng phòng vệ thương mại