Hội nghị ASEAN: ASEAN+3 nhất trí đẩy mạnh hợp tác tài chính, kinh tế
Thứ hai, 29-7-2024AsemconnectVietnam - ASEAN+3 đã tăng cường tính linh hoạt trong hoạt động của Sáng kiến Đa phương hóa Chiang Mai, có hiệu lực từ năm 2010 nhằm giải quyết những khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn.
Ngày 27/7, các Bộ trưởng Ngoại giao các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế và tài chính bằng cách tăng cường mạng lưới an toàn tiền tệ.
ASEAN+3 đã tăng cường tính linh hoạt trong hoạt động của Sáng kiến Đa phương hóa Chiang Mai, có hiệu lực từ năm 2010 nhằm giải quyết những khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn, nhằm ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997.
Bắt đầu cuộc họp tại Lào, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên pháp quyền để đảm bảo khu vực tiếp tục tăng trưởng kinh tế ổn định.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Hàn Quốc Cho Tae Yul cũng tham gia cuộc họp, trong đó vấn đề hạt nhân của Triều Tiên cũng như tình hình nhân đạo ở Myanmar đã được thảo luận.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3 lần thứ 26 hồi tháng 10 năm ngoái ở Indonesia, lãnh đạo ASEAN+3 nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch Hợp tác ASEAN+3 giai đoạn 2023-2027, trong đó có phát huy thế mạnh hợp tác về kinh tế, thương mại, tài chính, y tế… và mở rộng các lĩnh vực hợp tác mới, tập trung vào đổi mới sáng tạo, bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi năng lượng, biến đổi khí hậu,... hướng tới phát triển bao trùm và bền vững.
Đồng thời, các nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác ASEAN+3 với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hoi-nghi-asean-asean3-nhat-tri-day-manh-hop-tac-tai-chinh-kinh-te-post967167.vnp
ASEAN+3 đã tăng cường tính linh hoạt trong hoạt động của Sáng kiến Đa phương hóa Chiang Mai, có hiệu lực từ năm 2010 nhằm giải quyết những khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn, nhằm ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997.
Bắt đầu cuộc họp tại Lào, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc củng cố trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên pháp quyền để đảm bảo khu vực tiếp tục tăng trưởng kinh tế ổn định.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Hàn Quốc Cho Tae Yul cũng tham gia cuộc họp, trong đó vấn đề hạt nhân của Triều Tiên cũng như tình hình nhân đạo ở Myanmar đã được thảo luận.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3 lần thứ 26 hồi tháng 10 năm ngoái ở Indonesia, lãnh đạo ASEAN+3 nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch Hợp tác ASEAN+3 giai đoạn 2023-2027, trong đó có phát huy thế mạnh hợp tác về kinh tế, thương mại, tài chính, y tế… và mở rộng các lĩnh vực hợp tác mới, tập trung vào đổi mới sáng tạo, bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi năng lượng, biến đổi khí hậu,... hướng tới phát triển bao trùm và bền vững.
Đồng thời, các nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác ASEAN+3 với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hoi-nghi-asean-asean3-nhat-tri-day-manh-hop-tac-tai-chinh-kinh-te-post967167.vnp
ASEAN đạt được nhiều thành tựu kinh tế nổi bật trong năm 2023
Những dự báo mới nhất về nền kinh tế kỹ thuật số ở ASEAN
Indonesia sẽ tổ chức Diễn đàn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Tăng cường thúc đẩy kết nối thanh toán nội khối khu vực ASEAN
Hội nghị Cấp cao ASEAN: Malaysia kêu gọi thành lập Quỹ Tiền tệ châu Á
Lào kêu gọi ASEAN cùng hành động để đảm bảo an ninh lương thực
EU-ASEAN thúc đẩy hợp tác về chính sách cạnh tranh và thực thi
ASEAN+3 sẽ thảo luận về tăng cường an toàn cho thị trường tài chính
Indonesia thúc đẩy 7 ưu tiên tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp
Chủ tịch KADIN: ASEAN tăng kết nối để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Thủ tướng: Tăng cường kết nối nền kinh tế Việt Nam và Brunei
ASEAN thảo luận về Kế hoạch tổng thể 2025 trong lĩnh vực tài chính
Bế mạc Hội nghị hẹp các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN
ASEAN khẳng định mạnh mẽ sức mạnh đoàn kết, đối thoại và hợp tác
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tháng 6 ...
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 4,85 triệu tấn, trị giá gần 1,22 tỷ ...Tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu ...
Infographic: Xuất khẩu cà phê Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024