Thị trường nông sản thế giới ngày 12/7: Giá tiêu tiếp đà tăng
Thứ sáu, 12-7-2024AsemconnectVietnam - Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/7 giá cà phê, giá đường, giá gạo giảm, trong khi giá ngô, giá lúa mì, giá đậu tương, giá cao su, giá ca cao tăng.
Cà phê giảm mạnh
Trên sàn London, giá Robusta giao tháng 9/2024 giảm tới 157 USD; về mức 4.477 USD/tấn. Và kỳ hạn giao tháng 11/2024 giảm mạnh 153 USD; ở ngưỡng 4.311 USD/tấn.
Tương tự, trên sàn New York, giá Arabica giao tháng 9/2024 quay đầu giảm 6,4 cent; xuống còn 243,55 cent/lb. Và kỳ hạn giao tháng 12/2024 giảm mạnh 5,95 cent; ở mức 241,25 cent/lb.
ICO cho biết, xuất khẩu cà phê toàn cầu tháng 5 đạt 11,8 triệu bao, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái và đánh dấu tháng tăng trưởng thứ 8 liên tiếp kể từ đầu niên vụ đến nay.
Tính chung 8 tháng đầu niên vụ 2023/24 (tháng 10/2023 đến tháng 5/2024), xuất khẩu nông sản này trên thế giới đạt 92,7 triệu bao, tăng 10,9% tương đương 9,1 triệu bao so với cùng kỳ niên vụ trước.
Trong đó, cà phê nhân xanh tăng 12% trong tháng 5 lên gần 10,8 triệu bao và chiếm 91,3% thương mại cà phê toàn cầu. Lũy kế sau 8 tháng đầu niên vụ hiện tại đạt 84 triệu bao, tăng 11,6% so với niên vụ trước.
Arabica Brazill là động lực tăng trưởng chính của thương mại cà phê nhân toàn cầu, với xuất khẩu tăng tới 56,1% trong tháng 5 và tăng 24,8% sau 8 tháng đầu niên vụ 2023/24, đạt tổng cộng hơn 29 triệu bao. Riêng Brazil đã xuất khẩu 3,1 triệu bao Arabica trong tháng 5, tăng mạnh 59,2% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu Arabica Colombia cũng tăng 10% trong tháng 5 và 10,6% sau 8 tháng đầu niên vụ hiện tại, đạt 8,1 triệu bao. Nước sản xuất và xuất khẩu chính của nhóm cafe này là Colombia đã xuất khẩu 0,9 triệu bao trong tháng 5 và tổng cộng hơn 7,8 triệu bao sau 8 tháng đầu niên vụ 2023/24, tăng lần lượt là 10,6% và 9,4% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Sản lượng cà phê của Colombia trong niên vụ 2023/24 ước tính tăng 18% so với niên vụ trước lên 12,5 triệu bao. Điều kiện thời tiết thuận lợi giúp cho sản lượng nông sản này tại Colombia phục hồi một cách tích cực và thúc đẩy xuất khẩu.
Mặc dù vậy, khối lượng xuất khẩu của Colombia vẫn thấp hơn đáng kể so với mức trung bình gần 8,6 triệu tấn trong 8 tháng đầu niên vụ 2017/18 - 2021/22.
Ngô, lúa mì, đậu tương đồng loạt tăng
Kết thúc phiên giao dịch, trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), giá ngô tăng 3-1/2 cent lên 4,10-3/4 USD/bushel và giá đậu tương CBOT tăng 3/4 cent lên 10,67-3/4 USD/bushel - sau khi chạm mức thấp nhất tháng 11/2020 trong phiên trước đó. Hợp đồng lúa mì tích cực nhất đóng cửa tăng 9-3/4 ở mức 5,71-1/4 USD/bushel.
Giá lúa mì, ngô và đậu tương kỳ hạn tại Chicago đã hồi phục sau khi thua lỗ nghiêm trọng trong ngày 10/7 khi các nhà đầu tư tăng cường bán ra trước báo cáo cung và cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu.
Thời tiết không đe dọa ở Trung Tây Mỹ cũng như áp lực từ triển vọng vụ mùa toàn cầu đầy nắng đã khiến nhiều hợp đồng ngô và đậu tương của Hội đồng Thương mại Chicago xuống mức thấp nhất trong đời vào thứ Tư.
USDA báo cáo doanh số xuất khẩu lúa mì thấp hơn dự kiến, doanh số xuất khẩu ngô vụ cũ đạt kỳ vọng và doanh số xuất khẩu đậu tương vụ cũ giảm do ước tính thấp.
Ca cao tăng gần 2%
Trên sàn giao dịch London, giá ca cao kỳ hạn tháng 9/2024 tăng 1,9% lên 6.814 USD/tấn, do được thúc đẩy bởi sự gia tăng sản lượng trong quý II của châu Âu. Sản lượng ca cao quý II của châu Âu tăng 4,1% so với một năm trước đó lên 357.502 tấn, Hiệp hội Ca cao châu Âu có trụ sở tại Brussels cho biết hôm thứ Năm. Giá ca cao kỳ hạn tháng 9/2024 tại New York tăng 3,3% lên 8.334 USD/tấn.
Tiêu tiếp đà tăng
Tại Indonesia, giá hạt tiêu đen Lampung tăng thêm 0,35%, lên mức 7.191 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này tăng 0,35%, ở ngưỡng 9.156 USD/tấn.
Giá hồ tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia neo tại mức 7.500 USD/tấn; còn hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này có giá 8.800 USD/tấn.
Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 vẫn giữ ở ngưỡng 7.150 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500 g/l giao dịch với mức 6.000 USD/tấn; còn loại 550 g/l ở mức 6.600 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng xuất khẩu giữ tại mốc 8.800 USD/tấn.
NedSpice đưa tin, nhiệt độ cao và hạn hán ở các vùng trồng tiêu ở Brazil đang khiến mùa màng bị thiệt hại, làm giảm ước tính sản lượng khoảng 10%.
Ở Indonesia, quy mô cây trồng hồ tiêu có xu hướng giảm trong thời gian 5 năm qua, khi nông dân chuyển sang trồng các loại cây có lợi nhuận cao hơn như cọ dầu. Mặc dù mức giá tiêu hiện tại có thể khuyến khích trồng mới, nhưng chưa thể phục hồi trong ngắn hạn.
Các quốc gia khác như Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia và Campuchia có sản lượng tương đối ổn định trong vài năm qua, không có tác động đáng kể đến sự thay đổi tổng thể của nguồn cung toàn cầu.
Chi phí vận chuyển hàng hóa tăng nhanh và tắc nghẽn cảng ở châu Á tác động đến giá cả ở các thị trường nhập khẩu, và có thể gây ra sự chậm trễ vận chuyển. Điều này càng khiến giá hồ tiêu tăng trong trung và dài hạn.
Đường giảm giá
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2024 giảm 0,9% xuống 19,64/lb. Sản lượng đường ở khu vực trung nam quan trọng của Brazil đạt tổng cộng 3,25 triệu tấn trong nửa cuối tháng 6, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước, dữ liệu từ tập đoàn công nghiệp UNICA cho thấy hôm thứ Năm.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2024 giảm 0,6% xuống 554,40 USD/tấn.
Cao su tăng
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 8/2024 giảm 0,16% xuống mức 322 yen/kg (tương đương giảm 0,50 yen/kg).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2024 đạt mức 14.630 Nhân dân tệ/tấn, tăng 0,24% (tương đương tăng 70 nhân dân tệ/tấn).
Dữ liệu từ tổ chức nghiên cứu thị trường Agromonitor cho thấy, tại Việt Nam, giá mủ nước và giá mủ chén đã tăng 4 tháng liên tiếp và tăng mạnh trong tháng 5. Điều kiện thời tiết thuận lợi trong tháng đã giúp người dân cạo mủ nhiều khi giá có xu hướng tăng nhưng không kéo dài lâu bởi hoạt động thu mua của các nhà máy có dấu hiệu hạ nhiệt.
Cụ thể, giá mủ nước trung bình trong tháng 6 tăng 22 đồng/độ (+5,98%) so với tháng trước, đạt 399 đồng/đô. Trong khi đó, tính bình quân tháng 6, giá mủ chén đạt 19.150 đồng/kg, tăng 945 đồng/kg (+5,19%) so với tháng 5.
Tuy nhiên, suốt 5 tháng đầu năm, giá cao su trong nước loại mủ nước lẫn mủ chén tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, xác lập tháng tăng thứ 3 liên tiếp, .
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, sản lượng cao su xuất khẩu của cả nước trong tháng 5 ước đạt 80.000 tấn, trị giá 129 triệu USD, giảm gần 32% về lượng và giảm 18,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Dù vậy, giá xuất khẩu cao su trung bình trong tháng 5 được duy trì ở ngưỡng 1.616 USD/tấn, tăng 1,2% so với tháng trước, xác lập 8 tháng tăng liên tiếp.
Về giá xuất khẩu, cao su SVR 10 (TSR 10) dao động trong khoảng 1.580 - 1.610 USD/tấn, tăng khoảng 200 - 500 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Với cao su SVR3L, giá xuất khẩu dao động trong khoảng 1.790 - 1.810 USD/tấn, cao hơn khoảng 300 - 400 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023.
Hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam khi chiếm tới 99,5% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước. Hơn 10 năm qua, thị phần cao su của Việt Nam tại Trung Quốc đã tăng liên tục, từ mức 4,7% của năm 2014 lên hơn 22% của hiện tại.
Gạo Việt Nam, Thái Lan giảm
Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 565 - 570 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 27/7/2023 và giảm so với mức 575 USD một tuần trước.
Gạo 5% tấm của Thái Lan giảm xuống phạm vi 570 USD đến 575 USD/tấn vào thứ Năm, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 4, giảm từ mức 585 USD vào tuần trước.
Giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong một năm và giá gạo của Thái Lan cũng giảm trong tuần này trong bối cảnh nhu cầu ảm đạm, khi thị trường chờ đợi khả năng nới lỏng các hạn chế của Ấn Độ.
Giống đồ 5% vỡ của Ấn Độ được báo giá ở mức 539 - 545 USD/tấn trong tuần này, giảm từ 541 - 548 USD vào tuần trước do nhu cầu chậm chạp và giá cước vận tải cao hơn và đồng rupee mất giá.
Trong khi đó, giá gạo nội địa ở Bangladesh vẫn ở mức cao mặc dù thu hoạch thuận lợi và dự trữ dồi dào, gây căng thẳng cho người tiêu dùng. Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn, vì lũ lụt đã nhấn chìm diện tích đất trồng trọt rộng lớn, có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo trong tương lai.
N.Hao
Nguồn: VITIC
IEA: Nhu cầu dầu mỏ có mức tăng chậm nhất hơn một năm qua
Lượng dầu thô xuất khẩu của Nga giảm mạnh
EIA dự báo mức tiêu thụ điện cao kỷ lục trong năm 2024 và 2025
Iran thúc đẩy kế hoạch tăng sản lượng dầu thô lên 4 triệu thùng một ngày
Thị trường nông sản thế giới ngày 11/7: Giá cà phê tăng mạnh do nguy cơ rủi ro sản lượng toàn cầu
Thị trường kim loại thế giới ngày 11/7: Giá thép Trung Quốc chạm mức thấp nhất 3 tháng do nhu cầu xây dựng kém
OECD: Công suất thép thô toàn cầu trong năm 2023 ở mức 2,4 tỷ tấn/năm
Nhu cầu thép của Đông Nam Á dự kiến tăng 3,7% trong năm 2024
Iran thúc đẩy kế hoạch tăng sản lượng dầu thô lên 4 triệu thùng một ngày
Bão Beryl không gây thiệt hại lớn, giá dầu thế giới giảm hơn 1%
Các nhà đầu tư đổ 4.300 tỷ USD vào các công ty năng lượng hóa thạch trong 2023
Nhu cầu phế liệu của ASEAN-6 trong năm 2023 tăng 3,6%
Thị trường dầu nửa cuối năm 2024: Biến động khó lường giữa nhiều yếu tố đối chọi
Thị trường nông sản thế giới ngày 9/7: Giá cà phê tăng, giá cao su giảm mạnh