Châu Phi có thể là đối thủ của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm toàn cầu
Thứ sáu, 12-7-2024AsemconnectVietnam - Tám mỏ đất hiếm ở các quốc gia như Tanzania, Angola, Malawi, Nam Phi và Uganda dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2029 và đóng góp 9% nguồn cung toàn cầu.
Các mỏ đất hiếm ở châu Phi có thể chiếm gần 1/10 lượng đất hiếm trên thế giới trong năm năm tới so với con số 0% hiện nay, đưa khu vực này có thể trở thành đối thủ mới trên thị trường mà Trung Quốc đang thống trị.
Theo báo cáo do công ty tư vấn Benchmark Mineral Intelligence mới công bố, tám mỏ ở các quốc gia như Tanzania, Angola, Malawi, Nam Phi và Uganda dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2029 và đóng góp 9% nguồn cung toàn cầu.
Công ty cho biết, phần lớn nguồn cung cấp mới vẫn có thể được đảm bảo bởi các công ty chế biến phương Tây và không phải Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc đang khai thác khoảng 70% đất hiếm trên thế giới và tinh chế hầu hết các vật liệu này - gồm 17 nguyên tố tạo ra nam châm được sử dụng trong xe điện, tuabin gió và thiết bị quân sự. Vào tháng 12/2023, quốc gia châu Á này đã cấm bán ra nước ngoài một loạt các công nghệ đất hiếm.
Mỹ và các đồng minh đang cố gắng xây dựng chuỗi cung ứng độc lập với Trung Quốc. Trong khi 37% nguồn cung cấp tương lai của châu Phi đã được định sẵn sẽ được vận chuyển đến người mua Trung Quốc, thì châu Âu đang nỗ lực phát triển nhiều cơ sở chế biến nhất bên ngoài Trung Quốc.
Benchmark Mineral Intelligence cho rằng Trung Quốc sẽ không còn là bên hưởng lợi duy nhất từ chi phí thấp trong hoạt động tại châu Phi, mà sẽ phải cạnh tranh thêm với châu Âu và Mỹ./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Lượng dầu thô xuất khẩu của Nga giảm mạnh
EIA dự báo mức tiêu thụ điện cao kỷ lục trong năm 2024 và 2025
Iran thúc đẩy kế hoạch tăng sản lượng dầu thô lên 4 triệu thùng một ngày
Thị trường nông sản thế giới ngày 11/7: Giá cà phê tăng mạnh do nguy cơ rủi ro sản lượng toàn cầu
Thị trường kim loại thế giới ngày 11/7: Giá thép Trung Quốc chạm mức thấp nhất 3 tháng do nhu cầu xây dựng kém
OECD: Công suất thép thô toàn cầu trong năm 2023 ở mức 2,4 tỷ tấn/năm
Nhu cầu thép của Đông Nam Á dự kiến tăng 3,7% trong năm 2024
Iran thúc đẩy kế hoạch tăng sản lượng dầu thô lên 4 triệu thùng một ngày
Bão Beryl không gây thiệt hại lớn, giá dầu thế giới giảm hơn 1%
Các nhà đầu tư đổ 4.300 tỷ USD vào các công ty năng lượng hóa thạch trong 2023
Nhu cầu phế liệu của ASEAN-6 trong năm 2023 tăng 3,6%
Thị trường dầu nửa cuối năm 2024: Biến động khó lường giữa nhiều yếu tố đối chọi
Thị trường nông sản thế giới ngày 9/7: Giá cà phê tăng, giá cao su giảm mạnh
Thị trường kim loại thế giới ngày 9/7: Giá quặng sắt đạt mức cao nhất trong 4 tuần
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất siêu của Việt ...
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 305,53 tỷ USD, tăng 16,6% ...Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản Việt Nam 4 tháng đầu ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam 4 ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu sắt thép của Việt Nam 4 ...
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tháng 4 ...