Doanh nghiệp cần theo sát thông tin khi Indonesia áp dụng phòng vệ thương mại
Thứ tư, 10-7-2024AsemconnectVietnam - Các ngành dệt may, giày dép, hàng điện tử dự kiến bị Indonesia áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đang là những mặt hàng xuất khẩu chính, rất quan trọng của Việt Nam sang thị trường này.
Thương vụ Việt Nam tại Indonesia vừa đưa ra một số khuyến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam về việc Indonesia có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số mặt hàng nhập khẩu vào nước này.
Thuế tự vệ có thể từ 100-200%
Theo đó, trước sức ép to lớn của các doanh nghiệp và người công nhân lao động về hàng hóa nhập khẩu giá rẻ từ nước ngoài, đặc biệt là nhóm hàng dệt may đang tràn ngập thị trường Indonesia, Chính phủ Indonesia đã có những tuyên bố cam kết bảo vệ ngành dệt may nước này.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Indonesia dẫn lời Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cho biết “Chính phủ Indonesia tái khẳng định cam kết bảo vệ ngành dệt may trong nước trước làn sóng hàng nhập khẩu dệt may tràn ngập thị trường nội địa, gây sức ép to lớn lên ngành dệt may, khiến cho lực lượng lao động ngành dệt may bị sa thải hàng loạt. Tổng thống Joko Widodo đã chuẩn thuận chính sách bảo vệ ngành dệt may, theo đó sẽ có ít nhất 02 biện pháp áp dụng, đó là áp thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ; các mức thuế tự vệ có thể từ mức 100%%-200%.”
Việc các nước gia tăng điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam là do Việt Nam tận dụng hiệu quả lợi thế từ các FTA để mở rộng và gia tăng quy mô xuất khẩu hàng hóa.
Ngày 5/7, Bộ trưởng Thương mại Indonesia cũng cho biết thêm, ngoài nhóm hàng dệt may, Chính phủ cũng cân nhắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các nhóm hàng khác, như: hàng điện tử, giày dép, gạch ốp lát và mỹ phẩm.
Các biện pháp phòng vệ sẽ nhanh chóng sớm được ban hành. Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia tuyên bố Bộ này sẽ ban hành quyết định áp thuế ngay sau khi có thông báo đồng thuận của Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp. Thông báo của Bộ trưởng Thương mại Indonesia không chỉ rõ đích danh hàng nhập khẩu từ nước nào sẽ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông, hiệp hội ngành hàng có liên quan của Indonesia đều đồng loạt lên tiếng chỉ rõ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường là nguyên nhân chủ đạo.
Đại diện Thương vụ Việt Nam cho hay ngành dệt may Indonesia đang trong giai đoạn khó khăn với số lượng đơn hàng xuất khẩu giảm, nhiều nhà máy đóng cửa, số lượng công nhân bị sa thải nhiều.
Trong khi đó, theo Hiệp hội dệt Indonesia, thị trường nội địa Indonesia hiện không chỉ tràn ngập hàng Trung Quốc mà sản phẩm dệt may từ các nước khác có sự gia tăng trong quý 1/2024 như: Brazil tăng 96,35%; Việt Nam tăng 4,85%; Malaysia tăng 3,79% và Singapore 25,19%. Dự kiến quý 2/2024 còn gia tăng hơn nữa do sản xuất trong nước đang giảm.
Các sản phẩm dệt may nhập lậu bán dưới giá thành hiện đang bán lan tràn trên các sàn thương mại điện tử và các chợ truyền thống bên cạnh các sản phẩm dệt may nhập khẩu hợp pháp. Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia cũng lên tiếng cần bảo vệ ngành dệt may nước này.
Cập nhật sát sao thông tin thị trường
Theo đánh giá, các ngành dệt may, giày dép, hàng điện tử dự kiến Indonesia áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đang là những mặt hàng xuất khẩu chính, rất quan trọng của Việt Nam sang thị trường Indonesia với tổng kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này là 1,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia trong năm 2023, trong đó dệt may và nguyên liệu là 798,5 triệu USD, chiếm 15,7%; giày dép là 100 triệu USD, chiếm 2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 233,6 triệu USD, chiếm 5%, điện thoại di động 368 triệu USD-chiếm 7,3%...
Các nhóm hàng này của Indonesia có lợi thế cạnh tranh so sánh thấp hơn các sản phẩm cùng loại đến từ các trung tâm sản xuất khác như Trung Quốc, Việt Nam, Maylaysia (hàng điện tử)… vì vậy nước này dự kiến áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại có khả năng không chỉ đối với sản phẩm của Trung Quốc mà còn có khả năng rất cao bao gồm cả các sản phẩm xuất khẩu từ nước khác trong đó có Việt Nam, đặc biệt khi nước này sử dụng biện pháp tự vệ thương mại toàn cầu.
Việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với cả hàng hóa từ các nước ngoài Trung Quốc sẽ làm giảm áp lực chính trị từ Trung Quốc (nhà đầu tư và đối tác thương mại hàng đầu hiện nay của Indonesia) đối với Indonesia, tránh bị chỉ trích là phân biệt đối xử đối với riêng hàng hóa từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, việc giảm thêm sức cạnh tranh hàng hóa đến từ Việt Nam (đặc biệt ngành dệt may) phần nào sẽ giúp ngành dệt may nước này phục hồi đơn hàng (chuyển đơn hàng sản xuất hàng may mặc của các thương hiệu thời trang quốc tế tại Việt Nam sang Indonesia sản xuất để bán tại thị trường Indonesia…). Để xoa dịu sức ép dư luận, bảo vệ sản xuất trong nước, ngoài việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, nhiều khả năng Indonesia cũng sẽ thắt chặt trở lại kiểm soát nhập khẩu đối với các nhóm hàng này.
“Trước động thái Chính phủ Indonesia sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước, các doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu Việt Nam thuộc các nhóm hàng liên quan cần theo dõi sát sao thị trường, tham vấn các đơn vị hữu quan của Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia để có những giải pháp ứng phó trong trường hợp Indonesia áp dụng các biện pháp phòng vệ có liên quan tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam,” đại diện Thương vụ Việt Nam tại Indonesia lưu ý thêm./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/doanh-nghiep-can-theo-sat-thong-tin-khi-indonesia-ap-dung-phong-ve-thuong-mai-post963725.vnp
Thuế tự vệ có thể từ 100-200%
Theo đó, trước sức ép to lớn của các doanh nghiệp và người công nhân lao động về hàng hóa nhập khẩu giá rẻ từ nước ngoài, đặc biệt là nhóm hàng dệt may đang tràn ngập thị trường Indonesia, Chính phủ Indonesia đã có những tuyên bố cam kết bảo vệ ngành dệt may nước này.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Indonesia dẫn lời Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cho biết “Chính phủ Indonesia tái khẳng định cam kết bảo vệ ngành dệt may trong nước trước làn sóng hàng nhập khẩu dệt may tràn ngập thị trường nội địa, gây sức ép to lớn lên ngành dệt may, khiến cho lực lượng lao động ngành dệt may bị sa thải hàng loạt. Tổng thống Joko Widodo đã chuẩn thuận chính sách bảo vệ ngành dệt may, theo đó sẽ có ít nhất 02 biện pháp áp dụng, đó là áp thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ; các mức thuế tự vệ có thể từ mức 100%%-200%.”
Việc các nước gia tăng điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam là do Việt Nam tận dụng hiệu quả lợi thế từ các FTA để mở rộng và gia tăng quy mô xuất khẩu hàng hóa.
Ngày 5/7, Bộ trưởng Thương mại Indonesia cũng cho biết thêm, ngoài nhóm hàng dệt may, Chính phủ cũng cân nhắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các nhóm hàng khác, như: hàng điện tử, giày dép, gạch ốp lát và mỹ phẩm.
Các biện pháp phòng vệ sẽ nhanh chóng sớm được ban hành. Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia tuyên bố Bộ này sẽ ban hành quyết định áp thuế ngay sau khi có thông báo đồng thuận của Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp. Thông báo của Bộ trưởng Thương mại Indonesia không chỉ rõ đích danh hàng nhập khẩu từ nước nào sẽ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông, hiệp hội ngành hàng có liên quan của Indonesia đều đồng loạt lên tiếng chỉ rõ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường là nguyên nhân chủ đạo.
Đại diện Thương vụ Việt Nam cho hay ngành dệt may Indonesia đang trong giai đoạn khó khăn với số lượng đơn hàng xuất khẩu giảm, nhiều nhà máy đóng cửa, số lượng công nhân bị sa thải nhiều.
Trong khi đó, theo Hiệp hội dệt Indonesia, thị trường nội địa Indonesia hiện không chỉ tràn ngập hàng Trung Quốc mà sản phẩm dệt may từ các nước khác có sự gia tăng trong quý 1/2024 như: Brazil tăng 96,35%; Việt Nam tăng 4,85%; Malaysia tăng 3,79% và Singapore 25,19%. Dự kiến quý 2/2024 còn gia tăng hơn nữa do sản xuất trong nước đang giảm.
Các sản phẩm dệt may nhập lậu bán dưới giá thành hiện đang bán lan tràn trên các sàn thương mại điện tử và các chợ truyền thống bên cạnh các sản phẩm dệt may nhập khẩu hợp pháp. Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia cũng lên tiếng cần bảo vệ ngành dệt may nước này.
Cập nhật sát sao thông tin thị trường
Theo đánh giá, các ngành dệt may, giày dép, hàng điện tử dự kiến Indonesia áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đang là những mặt hàng xuất khẩu chính, rất quan trọng của Việt Nam sang thị trường Indonesia với tổng kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này là 1,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia trong năm 2023, trong đó dệt may và nguyên liệu là 798,5 triệu USD, chiếm 15,7%; giày dép là 100 triệu USD, chiếm 2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 233,6 triệu USD, chiếm 5%, điện thoại di động 368 triệu USD-chiếm 7,3%...
Các nhóm hàng này của Indonesia có lợi thế cạnh tranh so sánh thấp hơn các sản phẩm cùng loại đến từ các trung tâm sản xuất khác như Trung Quốc, Việt Nam, Maylaysia (hàng điện tử)… vì vậy nước này dự kiến áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại có khả năng không chỉ đối với sản phẩm của Trung Quốc mà còn có khả năng rất cao bao gồm cả các sản phẩm xuất khẩu từ nước khác trong đó có Việt Nam, đặc biệt khi nước này sử dụng biện pháp tự vệ thương mại toàn cầu.
Việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với cả hàng hóa từ các nước ngoài Trung Quốc sẽ làm giảm áp lực chính trị từ Trung Quốc (nhà đầu tư và đối tác thương mại hàng đầu hiện nay của Indonesia) đối với Indonesia, tránh bị chỉ trích là phân biệt đối xử đối với riêng hàng hóa từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, việc giảm thêm sức cạnh tranh hàng hóa đến từ Việt Nam (đặc biệt ngành dệt may) phần nào sẽ giúp ngành dệt may nước này phục hồi đơn hàng (chuyển đơn hàng sản xuất hàng may mặc của các thương hiệu thời trang quốc tế tại Việt Nam sang Indonesia sản xuất để bán tại thị trường Indonesia…). Để xoa dịu sức ép dư luận, bảo vệ sản xuất trong nước, ngoài việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, nhiều khả năng Indonesia cũng sẽ thắt chặt trở lại kiểm soát nhập khẩu đối với các nhóm hàng này.
“Trước động thái Chính phủ Indonesia sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước, các doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu Việt Nam thuộc các nhóm hàng liên quan cần theo dõi sát sao thị trường, tham vấn các đơn vị hữu quan của Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia để có những giải pháp ứng phó trong trường hợp Indonesia áp dụng các biện pháp phòng vệ có liên quan tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam,” đại diện Thương vụ Việt Nam tại Indonesia lưu ý thêm./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/doanh-nghiep-can-theo-sat-thong-tin-khi-indonesia-ap-dung-phong-ve-thuong-mai-post963725.vnp
Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 28 vụ việc phòng vệ thương mại
Australia trao đổi kinh nghiệm chống đánh bắt cá bất hợp pháp
Việt Nam-Hàn Quốc xây dựng kế hoạch nâng thương mại song phương lên 150 tỷ USD
Thủ tướng: Thúc đẩy hợp tác lao động tương xứng với quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc
Mời chuyên gia hàng đầu về bán dẫn của Hoa Kỳ làm cố vấn cho Việt Nam
Đối thoại Kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất
Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc
Việt Nam là đối tác ưu tiên của Brazil tại khu vực châu Á
“Doanh nghiệp đã tận dụng tốt các lợi thế mà hiệp định CPTPP mang lại”
Iran phê chuẩn hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu
Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận phòng vệ thương mại tủ gỗ nhập từ Việt Nam
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây thuộc Trung Quốc
Hỗ trợ doanh nghiệp Canada kết nối và triển khai cơ hội đầu tư tại Việt Nam
Phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh làm tăng vị thế Việt Nam
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất siêu của Việt ...
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 305,53 tỷ USD, tăng 16,6% ...Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản Việt Nam 4 tháng đầu ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam 4 ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu sắt thép của Việt Nam 4 ...
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tháng 4 ...