Thị trường nông sản thế giới ngày 5/7: Giá cà phê đồng loạt giảm
Thứ sáu, 5-7-2024AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 4/7 giá cà phê, giá tiêu, giá ca cao, giá dầu cọ giảm, trong khi giá lúa mì tăng, giá cao su trái chiều.
Cà phê đồng loạt giảm
Trên sàn London, giá cà phê Robusta giao tháng 9/2024 giảm 34 USD; về mức 4.058 USD/tấn. Và kỳ hạn giao tháng 11/2024 giảm 29 USD; ở ngưỡng 3.902 USD/tấn.
Tương tự, trên sàn New York, giá Arabica giao tháng 9/2024 giảm tới 3,1 cent; rơi xuống ngưỡng 224,20 cent/lb. Và kỳ hạn giao tháng 12/2024 giảm mạnh 2,65 cent; ở ngưỡng 222,05 cent/lb.
Chuyên gia dự đoán, vụ thu hoạch tại Brazil từ nay đến cuối tuần diễn ra với thời tiết thuận lợi. Arabica giảm trước ngày sàn New York nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ.
Tồn kho Arabica đã qua phân loại được chứng nhận nắm giữ trên thị trường New York tăng 8.322 bao vào ngày hôm trước, ghi nhận lượng tồn kho ở mức 815.716 bao. Đồng thời mấy ngày qua đồng nội tệ của Brazil cũng đang suy yếu so với USD. Những yếu tố trên kéo Arabica giảm trở lại.
Trong khi đó, Robusta có nhiều sự hỗ trợ hơn khi báo cáo xuất khẩu của các nước sản xuất lớn đang giảm. Tổng cục Thống kê Việt Nam báo cáo rằng, xuất khẩu cà phê từ tháng 1 đến tháng 6 của Việt Nam giảm 10,6% so với cùng kỳ.
Viện Cà phê Costa Rica báo cáo, xuất khẩu cà phê của quốc gia này từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm nay giảm 7,6% so với cùng kỳ, ở mức 702.097 bao.
Lúa mì tăng
Giá lúa mì châu Âu phiên thứ Năm tăng trở lại sau khi giảm mạnh vào ngày hôm trước, nhưng khối lượng giao dịch thấp do thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Ngày Độc lập.
Giá lúa mì xay xát kỳ hạn tháng 9 trên sàn Euronext (tại Paris) kết thúc phiên tăng 0,8% lên225 euro một tấn.
Cơ quan dự báo thời tiết Trung Quốc cảnh báo đợt nắng nóng kéo dài trong tháng 7 ở các khu vực miền đông, miền trung và miền nam nước này có thể ảnh hưởng đến năng suất lúa, bông và các loại cây trồng khác trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt tiếp tục đe dọa sản xuất lương thực.
Ca cao giảm
Trên sàn London, giá ca cao giao kỳ hạn tháng 9/2024 giảm 24 bảng Anh, tương đương 0,4% chốt ở 6.452 bảng Anh/tấn.
Trên sàn New York, giá ca cao kỳ hạn tháng 9/2024 giảm 1,1% chốt mức 7.706 USD/tấn - sau khi đóng cửa tăng 6,8% trong phiên trước.
Các nguồn tin trong ngành trích dẫn dự đoán của các nhà sản xuất chocolate về nhu cầu giảm mạnh do giá ca cao ở gần mức kỷ lục. Các đại lý lưu ý số lượng hợp đồng ca cao mở giảm xuống gần mức thấp nhất kể từ đầu năm.
Các đại lý cho biết thị trường đang nóng lòng chờ đợi dữ liệu rang xay cacao quý 2 sắp công bố để biết liệu việc tăng giá có làm giảm nhu cầu hay không.
Triển vọng các vụ mùa chính năm 2024/25 ở Tây Phi nhìn chung thuận lợi, nâng cao triển vọng thị trường sẽ trở nên cân bằng hơn sau khi thâm hụt toàn trên cầu ở mức cao trong vụ mùa 2023/24 hiện tại (tháng 10/tháng 9).
Tiêu giảm
Giá hạt tiêu đen Lampung tại Indonesia giảm nhẹ 0,01%; về mức 7.109 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này cũng giảm 0,01%; ở ngưỡng 9.052 USD/tấn.
Giá hạt tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia giữ ở mức 7.500 USD/tấn; còn hồ tiêu trắng ASTA của quốc gia này có giá 8.800 USD/tấn.
Tại Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 giảm 0,34%; về mức 7.250 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá hạt tiêu đen xuất khẩu loại 500 g/l giảm mạnh 6,67%, giao dịch với mức 6.000 USD/tấn; còn loại 550 g/l giảm 4,55%; ở mức 7.000 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng xuất khẩu ở mốc 9.500 USD/tấn, giảm 5,56%.
Tuần qua, thị trường tiêu phản ứng trái chiều khi chỉ có Sri Lanka và Malaysia ghi nhận tăng. Cụ thể, ở khu vực Nam Á, sau 5 tuần ghi nhận tăng, giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Ấn Độ ghi nhận giảm trong tuần trước. Còn giá tiêu nội địa Sri Lanka ghi nhận tăng.
Tại Đông Nam Á, giá hồ tiêu giao dịch trong nước và quốc tế của Indonesia đều ghi nhận giảm sau 2 tuần tăng giá. Giá hạt tiêu nội địa và xuất khẩu Malaysia tiếp tục tăng kể từ tuần trước.
Giá hạt tiêu đen Brazil tiếp tục giảm từ tuần trước. Cả giá hạt tiêu trắng Trung Quốc và tiêu đen Campuchia đều ổn định và không thay đổi. Sau 2 tuần ghi nhận giảm, giá tiêu ghi nhận tăng trong tuần trước trên thị trường Mỹ khi giá cước vận chuyển vẫn còn cao.
Dầu cọ giảm
Trên Sàn giao dịch Bursa Malaysia, hợp đồng dầu cọ giao tháng 9/2024 giảm 15 ringgit, tương đương 0,37%, xuống 4.067 ringgit (864,03 USD)/tấn lúc đóng cửa.
Giá dầu cọ kỳ hạn tại Malaysia giảm theo xu hướng giảm giá dầu đậu tương trên sàn Đại Liên (Trung Quốc), trong khi thị trường chờ đợi dữ liệu sản xuất và xuất khẩu từ Ủy ban Dầu cọ Malaysia (MPOB).
Một cuộc khảo sát của Reuters hôm thứ Năm cho thấy tồn kho dầu cọ tại quốc gia sản xuất lớn thứ hai thế giới – Malaysia - trong tháng 6 tăng tháng thứ ba liên tiếp do xuất khẩu chậm lại, trong khi sản lượng giảm so với tháng trước.
Tồn kho dầu cọ của Malaysia đạt 1,83 triệu tấn, tăng 4,53% so với cuối tháng 5, theo ước tính trung bình của 12 thương nhân, chủ đồn điền và nhà phân tích được Reuters thăm dò.
Cao su trái chiều
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2024 giảm 1,74% xuống mức 340 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2024 tăng 0,33% ở mức 14.985 nhân dân tệ/tấn.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong các tháng tới, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh do lo ngại nhu cầu chững lại tại Trung Quốc, trong khi cao su của Việt Nam phần lớn được xuất khẩu sang thị trường này.
Đồng thời Cơ quan này cũng cho biết, nhu cầu cao su của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi doanh số bán ô tô có dấu hiệu chững lại. Mới đây, Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên dự báo, nhu cầu cao su tự nhiên của Trung Quốc trong năm 2024 ở mức 7,35 triệu tấn, giảm so với mức đưa ra dự báo trước đó là 7,5 triệu tấn.
Số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu cao su tự nhiên và tổng hợp (bao gồm cả mủ cao su Latex) của nước này trong tháng 5 chỉ đạt 485.000 tấn, giảm 20,9% so với tháng 5-2023.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu tổng cộng 2,8 triệu tấn cao su tự nhiên và tổng hợp, giảm 16,6% so với gần 3,4 triệu tấn của cùng kỳ năm trước, thông tin từ Bộ Công Thương Việt Nam.
N.Hao
Nguồn: VITIC
Thị trường thép và nguyên liệu sản xuất thép Trung Quốc ngày 4/7: Giá quặng sắt tăng lên mức cao nhất trong 1 tháng do nhu cầu mạnh mẽ
Giá đồng ngày 4/7: Giảm giá do dữ liệu vĩ mô kém, nhu cầu yếu hơn
Thị trường nông sản thế giới ngày 4/7: Giá cà phê tăng nhẹ
Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc
Giá bột mỳ tại Nga biến động do lo ngại mất mùa
Thái Lan giữ vững vị trí thứ hai xuất khẩu gạo thế giới
Thị trường kim loại thế giới ngày 4/7: Giá vàng chạm mức cao nhất gần 2 tuần
Thị trường ngũ cốc thế giới ngày 3/7: Giá ngô và đậu tương giảm do nguồn cung dồi dào
Thị trường thép và nguyên liệu sản xuất thép Trung Quốc ngày 3/7: Giá quặng sắt tăng nhờ nhu cầu ngắn hạn vững chắc
Thị trường kim loại thế giới ngày 3/7: Giá vàng giảm nhẹ
Thị trường nông sản thế giới ngày 3/7: Giá đường thô cao nhất 2,5 tháng
Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm
Giá đồng ngày 3/7: Tăng do hy vọng cắt giảm lãi suất của Mỹ và lo ngại về nguồn cung
Giá đồng ngày 2/7: Tăng do nhu cầu từ Trung Quốc cải thiện, tồn kho giảm