Australia trao đổi kinh nghiệm chống đánh bắt cá bất hợp pháp
Thứ năm, 4-7-2024AsemconnectVietnam - Giáo sư Stuart Kaye cho biết Australia đã dành các nguồn lực đáng kể không chỉ để giám sát vùng biển của mình mà còn thực hiện hành động cưỡng chế đối với các tàu đánh cá bị nghi ngờ là IUU.
Australia áp dụng các hình phạt nặng đối với hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), bao gồm mức phạt rất cao là tịch thu sản lượng đánh bắt và tịch thu tàu vi phạm.
Giáo sư Stuart Kaye, Giám đốc Trung tâm Quốc gia Australia về an ninh và tài nguyên đại dương thuộc Đại học Wollongong đã trả lời phóng viên TTXVN tại Australia khi được hỏi về kinh nghiệm chống đánh bắt cá IUU.
Theo Giáo sư Kaye, Australia rất coi trọng việc ứng phó với IUU. Về các biện pháp trừng phạt, Australia không có quy định nào về việc giam giữ người khai thác bất hợp pháp hải sản trong vùng lãnh hải của quốc gia châu Đại Dương này, song các cá nhân có thể bị giam giữ tại cơ quan quản lý nhập cư để chờ xét xử vụ án của họ.
Bên cạnh đó, Australia đã dành các nguồn lực đáng kể không chỉ để giám sát vùng biển của mình mà còn thực hiện hành động cưỡng chế đối với các tàu đánh cá bị nghi ngờ là IUU.
Giáo sư Kaye cho biết Australia còn chủ động hợp tác với các quốc gia khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để hỗ trợ các nước chống lại hoạt động đánh bắt cá IUU.
Các nỗ lực này được thực hiện ở khu vực Thái Bình Dương, cùng với Mỹ, Pháp và New Zealand, cũng như ở khu vực Đông Nam Á.
Australia ưu tiên tính bền vững trong quản lý trữ lượng cá nội địa của mình, với hệ thống hạn ngạch có thể chuyển nhượng riêng để phân bổ trữ lượng.
Liên quan đến hợp tác giữa Việt Nam và Australia, Phó Giáo sư Camille Goodman cũng thuộc Trung tâm Quốc gia Australia về an ninh và tài nguyên đại dương, Đại học Wollongong, cho biết hợp tác giữa hai nước về ngăn chặn các hoạt động đánh bắt cá IUU được triển khai thông qua nhiều văn kiện hợp tác khác nhau.
Trong số đó có Kế hoạch hành động khu vực nhằm thúc đẩy đánh bắt bền vững; Biên bản ghi nhớ Việt Nam-Australia về chống đánh bắt trái phép và chương trình khu vực của Australia về chống khai thác IUU và thúc đẩy nghề cá bền vững ở Đông Nam Á.
Tất cả sẽ tạo cơ hội để Việt Nam tiếp cận các chương trình hỗ trợ xây dựng năng lực cho các cán bộ theo dõi, kiểm soát và giám sát./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/australia-trao-doi-kinh-nghiem-chong-danh-bat-ca-bat-hop-phap-post962711.vnp#google_vignette
Giáo sư Stuart Kaye, Giám đốc Trung tâm Quốc gia Australia về an ninh và tài nguyên đại dương thuộc Đại học Wollongong đã trả lời phóng viên TTXVN tại Australia khi được hỏi về kinh nghiệm chống đánh bắt cá IUU.
Theo Giáo sư Kaye, Australia rất coi trọng việc ứng phó với IUU. Về các biện pháp trừng phạt, Australia không có quy định nào về việc giam giữ người khai thác bất hợp pháp hải sản trong vùng lãnh hải của quốc gia châu Đại Dương này, song các cá nhân có thể bị giam giữ tại cơ quan quản lý nhập cư để chờ xét xử vụ án của họ.
Bên cạnh đó, Australia đã dành các nguồn lực đáng kể không chỉ để giám sát vùng biển của mình mà còn thực hiện hành động cưỡng chế đối với các tàu đánh cá bị nghi ngờ là IUU.
Giáo sư Kaye cho biết Australia còn chủ động hợp tác với các quốc gia khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để hỗ trợ các nước chống lại hoạt động đánh bắt cá IUU.
Các nỗ lực này được thực hiện ở khu vực Thái Bình Dương, cùng với Mỹ, Pháp và New Zealand, cũng như ở khu vực Đông Nam Á.
Australia ưu tiên tính bền vững trong quản lý trữ lượng cá nội địa của mình, với hệ thống hạn ngạch có thể chuyển nhượng riêng để phân bổ trữ lượng.
Liên quan đến hợp tác giữa Việt Nam và Australia, Phó Giáo sư Camille Goodman cũng thuộc Trung tâm Quốc gia Australia về an ninh và tài nguyên đại dương, Đại học Wollongong, cho biết hợp tác giữa hai nước về ngăn chặn các hoạt động đánh bắt cá IUU được triển khai thông qua nhiều văn kiện hợp tác khác nhau.
Trong số đó có Kế hoạch hành động khu vực nhằm thúc đẩy đánh bắt bền vững; Biên bản ghi nhớ Việt Nam-Australia về chống đánh bắt trái phép và chương trình khu vực của Australia về chống khai thác IUU và thúc đẩy nghề cá bền vững ở Đông Nam Á.
Tất cả sẽ tạo cơ hội để Việt Nam tiếp cận các chương trình hỗ trợ xây dựng năng lực cho các cán bộ theo dõi, kiểm soát và giám sát./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/australia-trao-doi-kinh-nghiem-chong-danh-bat-ca-bat-hop-phap-post962711.vnp#google_vignette
Thủ tướng: Thúc đẩy hợp tác lao động tương xứng với quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc
Mời chuyên gia hàng đầu về bán dẫn của Hoa Kỳ làm cố vấn cho Việt Nam
Đối thoại Kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ nhất
Thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc
Việt Nam là đối tác ưu tiên của Brazil tại khu vực châu Á
“Doanh nghiệp đã tận dụng tốt các lợi thế mà hiệp định CPTPP mang lại”
Iran phê chuẩn hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu
Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận phòng vệ thương mại tủ gỗ nhập từ Việt Nam
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây thuộc Trung Quốc
Hỗ trợ doanh nghiệp Canada kết nối và triển khai cơ hội đầu tư tại Việt Nam
Phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh làm tăng vị thế Việt Nam
Slovenia mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường EU
Việt Nam-Thụy Sĩ tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư
Tỉnh Bắc Chungcheong của Hàn Quốc thúc đẩy xuất khẩu nông phẩm sang Việt Nam
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất siêu của Việt ...
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 305,53 tỷ USD, tăng 16,6% ...Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản Việt Nam 4 tháng đầu ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam 4 ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu sắt thép của Việt Nam 4 ...
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tháng 4 ...