"Quy định về đất trồng lúa phải đảm bảo ổn định thu nhập và đời sống người dân"
Thứ ba, 2-7-2024AsemconnectVietnam - Phó Thủ tướng nhấn mạnh Nghị định về đất lúa cần đưa vào các quy định, cơ chế mới giúp người trồng lúa ứng phó với rủi ro về biến đổi khí hậu, hỗ trợ phân bón, vật tư nông nghiệp, tiếp cận thị trường.
"Bảo đảm thu nhập, ổn định đời sống cho người nông dân" là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng nhất được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng liên tục nhấn mạnh tại cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa, sáng 1/7, tại Trụ sở Chính phủ.
Bảo đảm khả thi, thống nhất
Ngay từ đầu cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu Luật Đất đai và Nghị định về đất lúa phải có cơ chế, chính sách để các địa phương là vùng trọng điểm về lúa gạo có thể vừa thực hiện được nhiệm vụ chính trị, vừa phát triển kinh tế-xã hội.
"Người nông dân được hỗ trợ tập trung, tạo điều kiện áp dụng khoa học, kỹ thuật, nâng cao năng suất, hướng đến sản xuất lớn, bảo đảm thu nhập, đời sống ổn định," Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Cho ý kiến một số vấn đề cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Cơ quan soạn thảo chỉnh sửa, bổ sung tiêu chí khoa học mang tính định lượng làm căn cứ cho địa phương xác định vùng đất trồng lúa có năng suất, chất lượng cao trong tổng chỉ tiêu đất chuyên canh lúa, đất trồng lúa đã được phân bổ.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để xác định những vùng trồng lúa lớn như Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, từ đó có tiêu chí xác định quy mô, diện tích của những khu vực đất lúa có năng suất, chất lượng cao đối với từng vùng, miền; đưa ra các quy định, chính sách quản lý phù hợp với thực tế.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm rõ trình tự, thủ tục, cơ sở khoa học để chuyển đổi cơ cấu cấu cây trồng, vật nuôi trên đất lúa đối với cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản…
Ghi nhận các ý kiến phát biểu tranh luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê khung chính sách hỗ trợ phát triển cho đất lúa nói chung, vùng chuyên canh lúa, vùng có năng suất, chất lượng cao, bao gồm các lớp chính sách, cơ chế về đầu tư công, chi thường xuyên, xã hội hóa, duy tu, bảo dưỡng, vận hành…
Cánh đồng lúa vụ Đông Xuân 2024 tại thành phố Châu Đốc, An Giang. (Ảnh: Thanh Sang/TTXVN)
Bên cạnh những chính sách đã có và phát huy hiệu quả trong thực tiễn, Phó Thủ tướng nhấn mạnh Nghị định cần đưa vào các quy định, cơ chế mới, giúp tổ chức, doanh nghiệp, người trồng lúa ứng phó với rủi ro về biến đổi khí hậu, hỗ trợ phân bón, vật tư nông nghiệp, thiết bị nông nghiệp; tiếp cận thị trường…
"Mục tiêu là bảo đảm thu nhập, ổn định đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống," Phó Thủ tướng nhắc lại. Theo đó, các chính sách hỗ trợ hạ tầng, khoa học công nghệ, thương mại, dịch vụ, xây dựng công trình phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp… cần ưu tiên cho các vùng sản xuất quy mô lớn đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, mô hình liên kết giữa các hộ dân theo hướng đa mục tiêu với đề án hoạt động cụ thể.
Để thực hiện yêu cầu này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát phạm vi điều chỉnh Nghị định sát với yêu cầu của Luật Đất đai; bảo đảm đồng bộ, thống nhất các thuật ngữ, khái niệm với các văn bản, pháp luật có liên quan.
“Nghị định thể chế hóa chính sách hỗ trợ, ban hành tiêu chí và phân cấp cho địa phương thực hiện, bảo đảm khả thi, thống nhất , có quy định giám sát, thanh tra, kiểm tra,” Phó Thủ tướng nêu.
Tiêu chí xác định vùng trồng lúa có năng suất, chất lượng cao
Dự thảo Nghị định gồm 4 chương, 18 điều quy định quản lý, sử dụng đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.
Đáng chú ý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp thu, bổ sung quy định về tiêu chí xác định vùng trồng lúa có năng suất, chất lượng cao cần được bảo vệ và hạn chế chuyển đổi.
(Ảnh: Thu Hiền/TTXVN)
Về vấn đề này, các ý kiến tại cuộc họp cho rằng trên cơ sở chỉ tiêu đất lúa được phân bổ cho địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đưa ra tiêu chí cụ thể, mang tính định lượng như quy mô, điều kiện thổ nhưỡng, hạ tầng… ở từng vùng, miền để xác định phạm vi vùng đất lúa cần bảo vệ, hạn chế chuyển đổi; vùng đất lúa có thể chuyển đổi nhưng vẫn giữ điều kiện để trồng lúa trở lại.
Phát biểu trực tuyến tại cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm rõ "thế nào là năng suất, chất lượng cao, ít có nguy cơ nhiễm mặn, nhiễm phèn;" thông tin đầy đủ về việc "coi đất xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, đất chuyển sang trồng cây lâu năm là đất nông nghiệp thay vì đất lúa."
Liên quan chính sách bảo vệ và phát triển đất lúa, nhất là vùng đất lúa có năng suất, chất lượng cao, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, Vĩnh Long cho biết, các địa phương cần hỗ trợ về hạ tầng thủy lợi, giao thông, khoa học công nghệ, bảo quản sau thu hoạch, vật tư nông nghiệp… có trọng tâm, trọng điểm cho từng vùng thay vì "cào bằng;" đồng thời, cần xác định rõ nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ đầu tư; tỷ lệ diện tích chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa so với…
Nông dân huyện Vũ Thư phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trên lúa mùa. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
Từ thực tế địa phương, lãnh đạo các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam... cho rằng Nghị định cần quy định rõ ràng, chặt chẽ hoạt động quản lý các loại công trình xây dựng phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất nông nghiệp, tránh tình trạng lợi dụng để kinh doanh dịch vụ, làm nơi ở; nghiên cứu phương án dùng chung, không để “thửa ruộng nào cũng có công trình...”
Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình đề xuất “địa chỉ” nhận nguồn vốn hỗ trợ cho vùng đất lúa cần bảo vệ phải được làm rõ, hạn chế chuyển đổi mà dành cho địa phương hay tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trồng lúa; định hướng bảo vệ, cải tạo vùng đất lúa ven biển có nguy cơ nhiễm mặn, nhiễm phèn.
Tương tự, một số đại biểu cho rằng, phải phân định rõ vùng đất lúa, vùng chuyên canh lúa và vùng đất lúa có năng suất, chất lượng cao để có chính sách tương ứng, tránh trùng lặp, chồng chéo./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Những điểm mới của Nghị định số 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
Tổng hợp 11 chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 6/2024
Công thức tính lương hưu theo đề xuất mới về tăng lương hưu từ ngày 01/7/2024
Hiệu lực Nghị định 42/2023/NĐ-CP về lương hưu, trợ cấp BHXH
Điều kiện đối với hàng hóa tân trang nhập khẩu theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA
Hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục thông báo website thương mại điện tử với Bộ Công Thương
Ban hành quyết định kết quả rà soát nhà xuất khẩu mới đối với một số sản phẩm đường mía
Bộ Công Thương ban hành Quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc (Mã số vụ việc: AD19)
Các website bán hàng phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương
Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô lắp ráp trong nước
Bộ Công Thương thông tin về dự thảo nghị định điện Mặt Trời mái nhà
Bộ Công Thương ban hành Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc lĩnh vực Công Thương trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Lấy ý kiến Dự thảo 2 Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và I-xra-en
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất siêu của Việt ...
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 305,53 tỷ USD, tăng 16,6% ...Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản Việt Nam 4 tháng đầu ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam 4 ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu sắt thép của Việt Nam 4 ...
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tháng 4 ...