Thứ tư, 3-7-2024 - 13:25 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường nông sản thế giới ngày 22/6: Giá cà phê giảm mạnh 

 Thứ bảy, 22-6-2024

AsemconnectVietnam - Kết thúc phiên giao dịch gần nhất giá cà phê, giá tiêu, giá đường, giá ngô, giá đậu tương giảm, giá gạo cao nhất trong 2 năm, trong khi giá cao su trái chiều.

Tiêu giảm nhẹ
Tại Indonesia, giá hạt tiêu đen Lampung giảm 0,23%; về mức 7.772 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này cũng giảm thêm 0,23%; ở ngưỡng 9.691 USD/tấn.
Giá hồ tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia neo tại mức 7.500 USD/tấn; còn hồ tiêu trắng ASTA của quốc gia này có giá 8.800 USD/tấn.
Tại Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 giảm 1,33%, về ngưỡng 7.500 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500 g/l giảm 20%, giao dịch về mức 6.500 USD/tấn; còn loại 550 g/l giảm mạnh 15,94%, xuống còn 6.900 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng xuất khẩu rơi về mốc 9.700 USD/tấn, giảm tới 23,71%..
IPC nhận định, thị trường hạt tiêu tuần này cho thấy những phản ứng trái chiều. Trong đó giá hồ tiêu Ấn Độ trong nước và quốc tế tiếp tục báo cáo tăng trong 5 tuần qua, còn giá hạt tiêu các quốc gia Đông Nam Á lại ghi nhận giảm.
Đường thô giảm gần 4%
Trên sàn ICE, giá đường thô kỳ hạn giảm gần 4% vào thứ Năm do các nhà đầu cơ thanh lý một phần các vị thế mua của họ trước tin tức thu hoạch tích cực ở Brazil.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 giảm 0,95 cent, tương đương 3,7%, ở mức 24,93 cent/lb.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 19,50 USD, tương đương 2,8%, xuống 673,90 USD/tấn.
Thời tiết tại quốc gia trồng cà phê hàng đầu thế giới, Brazil, rất thuận lợi, cả cho việc thu hoạch cũng như bốc hàng tại cảng, khiến các vấn đề về vận chuyển ít xảy ra hơn.
Cà phê giảm mạnh
Trên sàn giao dịch London, giá cà phê Robusta giao tháng 7/2024 giảm tới 75 USD; về mức 4.299 USD/tấn. Và kỳ hạn giao tháng 9/2024 giảm mạnh 72 USD; ở ngưỡng 4.104 USD/tấn.
Trên sàn New York, giá Arabica giao tháng 9/2024 giảm tới 5,35 cent; xuống mốc 225 cent/lb. Và kỳ hạn giao tháng 11/2024 giảm mạnh 5,3cent; ở ngưỡng 223,25 cent/lb.
Tính đến thời điểm khảo sản, chỉ số DXY đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng lên mức 105,83.
Trước đó, cả Robusta và Arabica đều tăng mạnh lên mức cao nhất trong 2 tuần. Nguyên nhân là bởi thời tiết khô nóng ở Brazil và Việt Nam vẫn tiếp diễn, qua đó tăng thêm lo ngại về sản lượng cafe toàn cầu cho vụ tới.
Theo nhận định của một số chuyên gia ngành hàng, giá nông sản này trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ ít có biến động mạnh như những tháng vừa qua nhưng vẫn neo ở mức cao. Nguyên nhân do Brazil đang vào vụ thu hoạch rộ, còn Việt Nam phải đến tháng 10 mới có.
Đậu tương, ngô đều giảm
Giá ngô và đậu tương kỳ hạn tương lai Ủy ban Thương mại Chicago (CBOT) giảm vào thứ Năm, chịu áp lực bởi một đợt chốt lời và triển vọng thời tiết bất lợi kéo dài gây tổn thất cho mùa màng ở khu vực Trung Tây nước Mỹ.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 trên sàn CBOT giảm 37-1/2 cent xuống 13,39-1/2 USD/bushel, giá ngô kỳ hạn tháng 12 giảm 8 cent xuống 6,20-3/4 USD/bushel.
Gạo cao nhất 2 năm
Giá gạo châu Á tuần này tăng lên mức cao nhất 2 năm do lo ngại về nguồn cung trong khi nhu cầu tiếp tục ca.
Gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 495-505 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 4/2021, tăng từ mức 498 USD vào tuần trước.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tăng lên 505 USD/tấn, cũng là mức trung bình cao nhất trong hơn hai năm, so với 495 USD vào tuần trước.
Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 397- 405 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2021, tăng từ 390- 398 USD vào tuần trước.
Cao su điều chỉnh trái chiều
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2024 tăng 1,1%, lên mức 340,5 Yên/kg.
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2024 giảm 0,27% ở mức 14.780 Nhân dân tệ/tấn.
Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), năm 2024, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,6% so với năm ngoái lên 14,54 triệu tấn. Trong đó, Thái Lan giảm 0,5%, Indonesia giảm 5,1%, Trung Quốc tăng 6,9%, Ấn Độ tăng 6%, Việt Nam tăng 2,9%, Malaysia tăng 0,6% và các nước khác tăng 7,3%.
Trong khi đó, tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến sẽ tăng 3,2% lên 15,67 triệu tấn vào năm 2024. Trong đó, Trung Quốc tăng 5,5%, Ấn Độ tăng 3%, Thái Lan tăng 1%, Malaysia tăng 54,7%, Việt Nam tăng 6%, các nước khác giảm 3,8%. Với dự báo này, nhu cầu tiêu thụ cao su của thế giới sẽ vượt nguồn cung khoảng 1,13 triệu tấn trong năm nay.
N.Hao
Nguồn: VITIC
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25712675359