Thứ tư, 3-7-2024 - 10:25 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường nông sản thế giới ngày 26/6: Giá dầu cọ chạm mức thấp nhất trong gần một tháng, giá tiêu giảm mạnh 

 Thứ tư, 26-6-2024

AsemconnectVietnam - Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/6 giá tiêu, giá cà phê, giá ngô, giá đường, giá đậu tương giảm, trong khi giá cà phê, giá lúa mì tăng.

Cà phê tăng mạnh
Kết thúc phiên giao dịch, trên sàn London, giá cà phê Robusta tăng mạnh, dao động từ 3.909 - 4.501 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 4.501 USD/tấn (tăng 202 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 4.280 USD/tấn (tăng 176 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 4.089 USD/tấn (tăng 156 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 01/2025 là 3.909 USD/tấn (tăng 136 USD/tấn).
Tương tự, trên sàn New York, giá cà phê Arabica tăng mạnh. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 236,15 cent/lb (tăng 4,96%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 234,30 cent/lb (tăng 4,95%); kỳ giao hàng tháng 03/2025 là 232,75 cent/lb (tăng 5,01%) và kỳ giao hàng tháng 05/2025 là 231,00 cent/lb (tăng 5,24%).
Theo chiều ngược lại, giá cà phê Arabica Brazil giảm nhẹ. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 284,25 USD/tấn (giảm 1,69%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 285,50 USD/tấn (tăng 4,24%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 285,00 USD/tấn (tăng 5,28%) và kỳ giao hàng tháng 3/2225 là 269,05 USD/tấn (giảm 2,57%).
Bộ NN Mỹ dự đoán rằng sản lượng cà phê arabica niên vụ 2024/25 của Brazil sẽ tăng khoảng 7,3% so với cùng kỳ lên 48,2 triệu bao. Nguyên nhân được cho là dựa trên chu kỳ 2 năm được mùa một lần của loại cà phê Arabica.
Giá cà phê thế giới có thể vẫn duy trì đà tăng mạnh vì sản lượng giảm ở hầu hết các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu, đặc biệt là Việt Nam.
Theo Reuters, người trồng cà phê Việt Nam năm nay đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt hạn hán tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về giá cà phê đắt hơn trên toàn thế giới. Dự báo sản lượng cà phê năm nay có thể giảm từ 10 - 16%.
Nguồn cung cà phê tại Brazil cũng bị ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn. Trong tháng 3, khu vực Minas Gerais của Brazil – chiếm 30% sản
lượng cà phê arabica của cả nước – đã nhận được lượng mưa nhiều hơn 235% so với mức trung bình trong năm. Sau đó, vào tháng 4, trời không có mưa và tình trạng này kéo dài sang tháng 5, gây thiệt hại cho cây cà phê trong nước.
Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn cảng, vận chuyển chậm trễ và tình trạng bất ổn địa chính trị đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nguồn cung và đang hỗ trợ cho việc tăng giá.
Đường giảm
Đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 1,6% xuống 19,10 US cent/lb.
Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 1,5% xuống 561,7 USD/tấn.
Lúa mì tăng, ngô và đậu tương giảm
Giá ngô CBOT kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 8 US cent, xuống 4,25-1/2 USD/bushel - sau khi xuống mức thấp nhất 4 tháng là 4,24 USD/bushel.
Giá ngô kỳ hạn tháng 7 trên sàn giao dịch Chicago giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 26/2 do các thương nhân đánh giá ảnh hưởng của nắng nóng và lũ lụt ở miền trung của Mỹ và xếp hạng mùa vụ vẫn ở mức cao vào thời điểm này của năm.
Tương tự, giá đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 12 US cent xuống 11,63-1/4 USD/bushel.
Giá đậu tương giảm do ảnh hưởng của nắng nóng và lũ lụt ở miền trung Mỹ.
Theo chiều ngược lại, hợp đồng lúa mì được giao dịch nhiều nhất trên Sàn Thương mại Chicago (CBOT) tăng 0,4%, lên mức 5,73-1/2 USD/bushel, sau khi giảm xuống 5,64 USD - mức thấp nhất kể từ ngày 19/4.
Argus cắt giảm dự báo sản lượng lúa mì của Nga, xuống mức thấp nhất trong 3 năm là 79,5 triệu tấn.
Dự đoán này thấp hơn nhiều so với ước tính từ các nhà tư vấn hàng đầu của Nga là Sovecon và IKAR và được đưa ra khi giá xuất khẩu của Nga tiếp tục giảm trong bối cảnh dữ liệu thu hoạch sớm cho thấy năng suất cao.
Trong khi đó, một quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết nước này đã áp đặt giới hạn đối với lượng dự trữ lúa mì mà các thương nhân có thể nắm giữ và có thể bãi bỏ hoặc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với loại ngũ cốc này, có khả năng làm tăng sức hút của Ấn Độ đối với nguồn cung lúa mì toàn cầu.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, nguồn cung lúa mì mới đang duy trì áp lực lên giá, với vụ thu hoạch lúa mì của Mỹ đã hoàn thành 40% , cao hơn mức trung bình 5 năm là 25%.
Giá dầu cọ kỳ hạn tại Malaysia hôm nay giảm phiên thứ ba liên tiếp, chạm mức thấp nhất trong gần một tháng, do nhu cầu suy yếu, lo ngại tồn kho ngày càng tăng, cùng giá dầu thực vật cạnh tranh sụt giảm. Xuất khẩu sụt giảm, nhu cầu thấp từ Trung Quốc cùng sự chênh lệch giữa giá dầu cọ và giá dầu đậu tương ngày càng thu hẹp đang gây áp lực lên thị trường.
Dầu cọ chạm mức thấp nhất trong gần một tháng
Trên sàn Bursa Malaysia, hợp đồng dầu cọ giao tháng 9/2024 giảm 37 ringgit, tương đương 0,95% chốt ở 3.861 ringgit (820,44 USD)/tấn - mức thấp nhất kể từ ngày 27/5.
Giá dầu cọ kỳ hạn tại Malaysia giảm phiên thứ ba liên tiếp, chạm mức thấp nhất trong gần một tháng, do nhu cầu suy yếu, lo ngại tồn kho ngày càng tăng, cùng giá dầu thực vật cạnh tranh sụt giảm. Xuất khẩu sụt giảm, nhu cầu thấp từ Trung Quốc cùng sự chênh lệch giữa giá dầu cọ và giá dầu đậu tương ngày càng thu hẹp đang gây áp lực lên thị trường.
Tính đến nay, xuất khẩu dầu cọ của Malaysia vẫn yếu, với ước tính của các nhà khảo sát giảm 8,1% - 12,9% so với cùng kỳ tháng trước.
Tiêu giảm mạnh
Tại Indonesia, giá hạt tiêu đen Lampung giảm tới 9,62%, về mức 7.090 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này giảm 7,36%, ở ngưỡng 9.691 USD/tấn.
Tại Malaysia, giá hồ tiêu đen Kuching ASTA neo tại mức 7.500 USD/tấn; còn hồ tiêu trắng ASTA của quốc gia này có giá 8.800 USD/tấn.
Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 rơi về ngưỡng 7.200 USD/tấn, giảm 4,17%.
Tại Việt Nam, giá hạt tiêu đen xuất khẩu loại 500 g/l giảm tới 10,17%, giao dịch về mức 5.900 USD/tấn; còn loại 550 g/l giảm 9,52%, xuống mức 6.300 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng xuất khẩu rơi về mốc 8.800 USD/tấn, giảm 10,23%.
Trong tuần qua ở khu vực Nam Á, giá tiêu giao dịch trong nước và quốc tế của Ấn Độ tiếp tục tăng trong 5 tuần qua. Sau 5 tuần ghi nhận tăng, giá hồ tiêu nội địa Sri Lanka giảm trong tuần trước.
Tại Đông Nam Á, mặc dù đồng Rupiah Indonesia giảm 1% so với USD (16,415 IDR/USD), cả giá hồ tiêu nội địa và xuất khẩu nước này tiếp tục tăng kể từ tuần trước.
Giá hồ tiêu nội địa Malaysia tiếp tục tăng trong 2 tuần qua. Hơn nữa, giá hồ tiêu xuất khẩu nước này cũng ghi nhận tăng. Chỉ có giá hạt tiêu đen nội địa Việt Nam ghi nhận giảm trong tuần trước. Các loại khác ổn định.
Sau 3 tuần ghi nhận tăng, giá hạt tiêu đen Brazil ghi nhận giảm trong tuần trước. Giá hạt tiêu trắng Trung Quốc và tiêu đen Campuchia đều ổn định và không thay đổi.
N.Hao
Nguồn: VITIC
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25712670001