Mỳ ăn liền Việt Nam ra khỏi danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm của EU
Thứ sáu, 14-6-2024AsemconnectVietnam - Việc được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm sẽ giúp mỳ ăn liền Việt Nam thuận lợi hơn trong mục tiêu tiếp cận thị trường EU, vốn có tiềm năng rất lớn với hơn 450 triệu dân.
Kể từ ngày 2/7 tới, sản phẩm mỳ ăn liền của Việt Nam sẽ chính thức ra khỏi diện sản phẩm chịu kiểm soát an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu (EU).
Phóng viên TTXVN tại Brussels cho biết tin vui với ngành xuất khẩu nông sản này của Việt Nam đã được Ủy ban châu Âu (EC) đăng trên Công báo ra ngày 12/6 trong Quy định số 2024/1662 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào EU theo quy định 2019/1973. Tuy nhiên, tần suất kiểm tra tại cửa khẩu đối với mỳ ăn liền Việt Nam vẫn được duy trì ở mức 20%.
Theo ông Trần Ngọc Quân, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và EU, đây là kết quả từ nỗ lực của Bộ Công Thương, các cơ quan chức năng liên quan và các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm mỳ ăn liền xuất khẩu sang EU.
Việc được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm sẽ giúp mỳ ăn liền Việt Nam thuận lợi hơn trong mục tiêu tiếp cận thị trường EU, vốn có tiềm năng rất lớn với hơn 450 triệu dân. Đây cũng là thành quả của quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm nông sản Việt Nam.
Bên cạnh mỳ ăn liền, EU cũng đã điều chỉnh quy định kiểm tra đối với một số sản phẩm nông sản khác của Việt Nam. Đối với thanh long, tần suất kiểm tra tại biên giới được tăng từ 20% lên 30%.
Mặt hàng ớt được chuyển từ Phụ lục I (kiểm soát 50%) sang Phụ lục II (kiểm soát 50% và kèm theo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm).
Đậu bắp được giữ nguyên tần suất kiểm tra 50% và kèm theo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm. Mặt hàng sầu riêng vẫn giữ nguyên tần suất kiểm tra 10%.
Việc EU điều chỉnh quy định kiểm tra đối với các sản phẩm nông sản của Việt Nam là một tín hiệu tích cực cho thấy sự tin tưởng của EU vào chất lượng và an toàn thực phẩm của Việt Nam.
Doanh nghiệp nước ta cần tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường EU.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Nhật Bản đẩy mạnh xuất khẩu hải sản sang Đông Nam Á và Mỹ
Nhu cầu vàng tại châu Á tăng, bất chấp giá đang áp sát mức cao kỷ lục
Thị trường thép và nguyên liệu sản xuất thép Trung Quốc ngày 12/6: Giá quặng giảm do dữ liệu Trung Quốc phản ánh triển vọng nhu cầu yếu
Thị trường nông sản thế giới ngày 12/6: Giá tiêu tăng mạnh
Chi phí năng lượng toàn cầu tăng cao do Châu Âu ngừng sử dụng khí đốt Nga
Thị trường kim loại thế giới ngày 12/6: Giá quặng sắt thấp nhất trong 2 tháng
Trung Quốc tăng xuất khẩu thép thêm 25% trong 5 tháng đầu năm 2024
Thị trường nông sản thế giới ngày 11/6: Giá cà phê giảm mạnh
Nhiều nhà thầu quan tâm mua gạo dự trữ 10 năm của Thái Lan
Doanh thu của kênh đào Suez giảm 64,3% do căng thẳng ở Biển Đỏ
Thị trường hàng hóa châu Á ngóng chờ cuộc họp chính sách của Fed
Thị trường kim loại thế giới ngày 11/6: Giá đồng tăng
FAO: Sản lượng nuôi trồng thủy sản lần đầu tiên vượt sản lượng đánh bắt
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới tăng tháng thứ 3 liên tiếp