IEA: Thế giới có thể sẽ dư thừa nguồn cung dầu vào năm 2030
Thứ sáu, 14-6-2024AsemconnectVietnam - Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ chững lại ở mức 106 triệu thùng/ngày vào cuối thập kỷ này trong khi nguồn cung tổng thể có thể đạt 114 triệu thùng/ngày, dẫn đến dư thừa khoảng 8 triệu thùng/ngày.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố báo cáo thường niên cho thấy, thế giới có thể sẽ dư thừa nhiều dầu mỏ vào năm 2030 do sản lượng tăng mạnh, trong khi quá trình chuyển đổi năng lượng sạch khiến nhu cầu giảm.
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ chững lại ở mức 106 triệu thùng/ngày vào cuối thập kỷ này trong khi khả năng cung cấp tổng thể có thể đạt 114 triệu thùng/ngày, dẫn đến dư thừa khoảng 8 triệu thùng/ngày - kịch bản mà thị trường dầu mỏ phải chuẩn bị đối phó, IEA cho biết.
Dự báo này được đưa ra vài ngày sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (OPEC+) cho biết có khả năng sẽ loại bỏ dần việc cắt giảm sản lượng vào mùa Thu này, được thực hiện với nỗ lực hỗ trợ giá dầu trước những lo ngại nhu cầu toàn cầu suy yếu.
Trong báo cáo IEA lưu ý rằng các nước châu Á đang phát triển nhanh như Trung Quốc, cùng với lĩnh vực hàng không và hóa dầu vẫn sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ, đạt mức 102 triệu thùng/ngày vào năm 2023.
Tuy nhiên, sự chuyển đổi sang sử dụng xe điện (EV) cùng với việc tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu cho các phương tiện thông thường và việc các nước Trung Đông giảm sử dụng dầu mỏ để sản xuất điện sẽ giúp hạn chế mức tăng nhu cầu chung xuống khoảng 2% vào năm 2030.
Đồng thời, năng lực sản xuất dầu dường như sẽ tăng vọt, dẫn đầu là Mỹ và các quốc gia khác ở châu Mỹ, sẽ khiến dự báo dư thừa 8 triệu thùng - điều từng xảy ra trong thời gian phong tỏa phòng chống COVID-19 trong năm 2020.
IEA cho biết: “Công suất dự phòng ở mức như vậy có thể gây ra những hậu quả đáng kể đối với các thị trường dầu mỏ - bao gồm cả đối với các nền kinh tế trong và ngoài OPEC, cũng như đối với ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ.”
Giám đốc điều hành Fatih Birol của cơ quan này có quan điểm rằng: “Khi sự phục hồi sau đại dịch mất đi động lực, quá trình chuyển đổi năng lượng sạch tiến triển và cơ cấu nền kinh tế Trung Quốc thay đổi, tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu đang chậm lại và có khả năng lên mức cao nhất vào năm 2030.”
Ông nói: “Các công ty dầu mỏ có thể đảm bảo các kế hoạch và chiến lược kinh doanh của họ được chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi đang diễn ra”./.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Thị trường ngũ thế giới cốc ngày 13/6: Giá lúa mì tăng do triển vọng thời tiết ở Nga
Thị trường thép và nguyên liệu sản xuất thép Trung Quốc ngày 13/6: Giá quặng sắt phục hồi sau động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm thúc đẩy lĩnh vực bất động sản
Nhật Bản đẩy mạnh xuất khẩu hải sản sang Đông Nam Á và Mỹ
Nhu cầu vàng tại châu Á tăng, bất chấp giá đang áp sát mức cao kỷ lục
Thị trường thép và nguyên liệu sản xuất thép Trung Quốc ngày 12/6: Giá quặng giảm do dữ liệu Trung Quốc phản ánh triển vọng nhu cầu yếu
Thị trường nông sản thế giới ngày 12/6: Giá tiêu tăng mạnh
Chi phí năng lượng toàn cầu tăng cao do Châu Âu ngừng sử dụng khí đốt Nga
Thị trường kim loại thế giới ngày 12/6: Giá quặng sắt thấp nhất trong 2 tháng
Trung Quốc tăng xuất khẩu thép thêm 25% trong 5 tháng đầu năm 2024
Thị trường nông sản thế giới ngày 11/6: Giá cà phê giảm mạnh
Nhiều nhà thầu quan tâm mua gạo dự trữ 10 năm của Thái Lan
Doanh thu của kênh đào Suez giảm 64,3% do căng thẳng ở Biển Đỏ
Thị trường hàng hóa châu Á ngóng chờ cuộc họp chính sách của Fed
Thị trường kim loại thế giới ngày 11/6: Giá đồng tăng
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất siêu của Việt ...
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 305,53 tỷ USD, tăng 16,6% ...Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản Việt Nam 4 tháng đầu ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam 4 ...
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu sắt thép của Việt Nam 4 ...
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tháng 4 ...