Thứ hai, 25-11-2024 - 4:37 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường nông sản thế giới ngày 6/6: Giá đường cao nhất 3 tuần 

 Thứ năm, 6-6-2024

AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 5/6 giá ngô, giá lúa mì, giá đậu tương, giá cà phê, giá đường, giá dầu cọ, giá cao su đồng loạt tăng, trong khi giá tiêu ổn định.

Lúa mì, đậu tương, ngô đồng loạt tăng
Trên Sàn Thương mại Chicago (CBOT), hợp đồng lúa mì đã tăng 0,5% ở mức 6,61-1/4 USD/bushel. Trước đó trong phiên hợp đồng lúa mì này đạt 6,56-3/4 USD - mức thấp nhất kể từ ngày 20/5, trước đó trong phiên.
Giá lúa mì Chicago tăng thoát khỏi mức thấp nhất trong hai tuần đạt được trước đó trong phiên, với sản lượng thấp hơn ở Nga tạo ra mức sàn cho thị trường.
Dự báo sản lượng lúa mì giảm ở Nga, nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, đã đẩy giá lúa mì lên mức cao nhất 10 tháng vào tuần trước, nhưng thị trường đã mất đi một số mức tăng đó trong những phiên gần đây.
Tương tự, giá đậu tương tăng 0,8%, lên 11,88-3/4 USD/bushel và giá ngô tăng 0,1%, lên 4,42-3/4 USD/bushel.
Giá đậu tương tăng do mất mùa và lũ lụt ở nước xuất khẩu hàng đầu Brazil đã củng cố thị trường, trong khi giá ngô cũng tăng giá.
Đối với đậu tương, mùa màng bị thiệt hại do lũ lụt gần đây ở bang cực nam Rio Grande do Sul của Brazil ước tính khoảng 2,71 triệu tấn, cơ quan trồng trọt Emater cho biết.
Brazil, nước xuất khẩu đậu tương số 1 thế giới, bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt trước vụ thu hoạch.
Ngày 3/6/2024, công ty tư vấn StoneX cho biết rằng vụ ngô thứ hai của nước này dự kiến sẽ đạt 93,5 triệu tấn trong niên vụ 2023/24, giảm dự báo từ mức 97,3 triệu tấn mà họ đã ước tính trong tháng Năm.
Tại Argentina, doanh số bán đậu tương trong tháng 5 đã tăng gần gấp đôi so với tháng liền trước, do điều kiện khô hạn hơn và giá quốc tế cải thiện.
Các thương nhân cho biết hạn hán và nắng nóng gay gắt tại Mexico, quốc gia nhập khẩu ngô hàng đầu của Mỹ, có thể gây thiệt hại cho mùa màng của nước này và kích thích nhu cầu ngô Mỹ.
Cà phê tiếp tục tăng mạnh
Trên sàn London, giá cà phê Robusta giao tháng 7/2024 tăng 60 USD, lên mức 4.332 USD/tấn. Và kỳ hạn giao tháng 9/2024 tăng tới 79 USD, ở ngưỡng 4.189 USD/tấn.
Tương tự, trên sàn New York, giá Arabica giao tháng 7/2024 tăng nóng 7,35 cent, chạm mốc 233,90 cent/lb. Và kỳ hạn giao tháng 9/2024 tăng mạnh 7,2 cent; ở ngưỡng 232,70 cent/lb.
Giá cà phê tiếp tục tăng bất chấp mọi dữ liệu cho thấy dấu hiệu tiêu cực. Các quỹ đầu cơ mua khống khá nhiều và đồng USD tăng trở lại cũng không cản bước được đà tăng của cà phê.
Tính đến thời điểm khảo sát, chỉ số DXY đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đã tăng lên mốc 104,15.
Đồng USD tăng trước thềm dữ liệu báo cáo bảng lương phi nông nghiệp quan trọng được công bố vào cuối tuần này.
Theo chuyên gia, giá trên 2 sàn không sụt giảm theo nhận định kỹ thuật, dẫu thị trường hiện đi vào giai đoạn mua vượt mức một thời gian khá dài.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, vụ mùa cà phê mới đang thu hoạch của Brazil, sẽ đạt tổng cộng 69,90 triệu bao. Dự báo này cao hơn một chút so với nhiều nhà khảo sát độc lập khác, và có liên quan đến mức tăng 7,35% trong sản lượng Arabica chế biến phơi khô tự nhiên trong vụ 2024/2025. Sản lượng Arabica ước tính là 48,20 triệu bao (tăng 1,40%); còn Robusta Conilon đạt tổng cộng 21,70 triệu bao.
Đường cao nhất 3 tuần
Trên sàn ICE, giá đường thô kỳ hạn tăng lên mức cao nhất 3 tuần trong bối cảnh lo ngại về thời tiết đối với cây trồng ở Brazil và Thái Lan.
Đường thô kỳ hạn tháng 7 tăng 0,27 cent, tương đương 1,4%, lên 19,13 cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 3 tuần là 19,17.
Theo đó, trên sàn London, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 0,8% lên 560,30 USD/tấn.
Dầu cọ phục hồi sau đợt giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2023
Trên Sàn giao dịch Bursa Malaysia, hợp đồng dầu cọ chuẩn FCPOc3 giao tháng 8/2024 tăng 0,48%, lên 3.940 ringgit (838,65 USD)/tấn vào giờ nghỉ trưa.
Ngày 4/6/2024 hợp đồng này giảm 3,83% - mức giảm hàng ngày mạnh nhất kể từ ngày 31/5/2023.
Giá dầu cọ kỳ hạn của Malaysia tăng do được hỗ trợ bởi sự phục hồi của dầu đậu nành Chicago và dầu cọ Đại Liên, sau khi hợp đồng này ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2023 trong phiên trước đó.
Dự trữ dầu cọ của Malaysia vào cuối tháng 5 đạt 1,75 triệu tấn theo ước tính trung bình của 10 thương nhân, chủ đồn điền và nhà phân tích do Reuters thăm dò, tăng 0,39% so với 1,74 triệu tấn được MPOB ghi nhận vào cuối tháng 4.
Dữ liệu từ Ủy ban Châu Âu cho thấy nhập khẩu dầu cọ của Liên minh Châu Âu trong niên vụ 2023/24 bắt đầu từ tháng 7 tính đến thời điểm hiện tại đã đạt 3,12 triệu tấn tính đến ngày 2/6, thấp hơn mức 3,85 triệu tấn nhập khẩu một năm trước đó.
Theo nguồn tin từ Reuters, trong tháng 5/2024 nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ đã tăng 12,4% so với tháng liền trước lên mức cao nhất trong 4 tháng do sự điều chỉnh giá gần đây dẫn đến lượng mua cao hơn.
Tiêu duy trì ổn định
Giá hạt tiêu đen Lampung tại Indonesia tăng thêm 0,02%; lên mức 5.634 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này tăng nhẹ 0,03%; ở ngưỡng 7.424 USD/tấn.
Giá hồ tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 4.900 USD/tấn; còn hồ tiêu trắng ASTA của quốc gia này vẫn có giá 7.300 USD/tấn.
Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 neo tại mức 5.900 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500 và 550 g/l lần lượt giữ ở mức 5.400 và 5.900 USD/tấn. Còn giá hồ tiêu trắng xuất khẩu neo tại mốc 8.000 USD/tấn.
Tuần qua, giá hồ tiêu nội địa và quốc tế của Ấn Độ đều tăng. Tương tự, giá tiêu trong nước của Sri Lanka tiếp tục có thêm tuần thứ 3 tăng.
Tại Đông Nam Á, mặc dù đồng Rupiah giảm 1% so với USD (16.165 IDR/USD), giá hồ tiêu nội địa và xuất khẩu của Indonesia tiếp tục tăng trong 2 tuần qua khi một số nông dân ở tỉnh Bangka đã trữ tiêu đợi giá cao hơn.
Chỉ có giá hồ tiêu nội địa Malaysia tiếp tục tăng trong 3 tuần qua. Trong khi đó giá xuất khẩu nước này duy trì ổn định và không thay đổi.
Còn giá hồ tiêu nội địa và xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trong 4 tuần qua khi nông dân tại Việt Nam trữ tiêu nhiều hơn là bán.
Bên cạnh đó, giá hạt tiêu đen Brazil tăng mạnh trong tuần trước, báo cáo bởi nhà xuất khẩu Brazil, lý do chính khiến giá tăng là do mất mùa hàng loạt tại bang Espirito Santom – vùng sản xuất tiêu chính của Brazul do El Nino, do đó những người nông dân đã trữ tiêu lại. Còn giá hạt tiêu đen Campuchia ổn định, giá hạt tiêu trắng Trung Quốc ghi nhận giảm trong tuần này.
Cao su phục hồi
Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản tăng vào thứ Tư, phục hồi sau ba phiên giảm trước đó, nhờ sự phục hồi của thị trường cao su Thượng Hải và do giá hàng thực tại các khu vực sản xuất vẫn ở mức cao.
Trên sàn Osaka (OSE), hợp đồng cao su giao tháng 11/2024 chốt phiên tăng 1,3 yên, tương đương 0,4%, lên 332,1 yên (2,13 USD)/kg.
Trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE), hợp đồng cao su giao tháng 9/2024 tăng 70 Nhân dân tệ, chốt phiên ở mức 15.050 nhân dân tệ (2.077 USD)/tấn, cũng phục hồi sau ba phiên giảm.
N.Hao
Nguồn: VITIC

 

  PRINT     BACK
 Litva hạn chế nhập khẩu nông sản từ Nga và Belarus
 Cường quốc xuất khẩu nông sản đối mặt hạn hán nghiêm trọng
 Thách thức lớn đối với ngành kim cương thế giới
 Mỹ có thể đẩy nhanh tốc độ bổ sung Kho dự trữ dầu mỏ Chiến lược
 Thị trường thép và nguyên liệu sản xuất thép Trung Quốc ngày 5/6: Giá quặng sắt chạm mức thấp nhất 7 tuần do nhu cầu thép từ Trung Quốc yếu
 Thị trường ngũ cốc thế giới ngày 5/6: Giá lúa mì, đậu tương, ngô đồng loạt tăng
 Giá dầu cọ ngày 5/6: Phục hồi sau đợt giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2023
 Thị trường ngũ cốc ngày 4/6: Giá ngô kỳ hạn giảm phiên thứ 6 liên tiếp
 Thị trường thép và nguyên liệu sản xuất thép Trung Quốc ngày 4/6: Giá quặng sắt gần mức thấp nhất trong 7 tuần
 Gia hạn các đợt cắt giảm sản lượng dầu đến năm 2025 - Vụ "đặt cược" của OPEC+
 Thị trường nông sản thế giới ngày 4/6: Giá đậu tương chạm mức thấp nhất trong 1 tháng
 Thị trường ngũ cốc ngày 3/6: Giá lúa mì tăng 1%, giá đậu tương chạm mức thấp nhất trong một tháng
 OPEC+ thống nhất gia hạn cắt giảm sản lượng đến hết năm 2025
 Thị trường lúa mì thế giới tháng 5/2024
 Thị trường đậu tương thế giới tháng 5/2024

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25715994733