Hoạt động sản xuất ở châu Á mở rộng trong tháng 5 nhờ nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ
Thứ tư, 5-6-2024AsemconnectVietnam - Hoạt động sản xuất của các nhà máy ở châu Á đã mở rộng trong tháng 5 khi các nhà sản xuất được hưởng lợi từ việc mở rộng nhu cầu toàn cầu, làm tăng thêm kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế bền vững ở khu vực.
Dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất ở Nhật Bản đã mở rộng lần đầu tiên trong một năm và ở Hàn Quốc đạt tốc độ nhanh nhất trong hai năm, một phần là do sự phát triển trong lĩnh vực ô tô và chất bán dẫn.
Cụ thể, chỉ số sản xuất (PMI) của Nhật Bản đã tăng lên 50,4 trong tháng 5 từ mức 49,6 trong tháng 4, lần gần nhất đã vượt lên trên ngưỡng 50 – ngưỡng phân biệt giữa tăng trưởng và thu hẹp trong hoạt động – là vào tháng 5/2023.
Dữ liệu từ S&P Global cho thấy, PMI của Hàn Quốc cũng tăng lên 51,6 trong tháng 5, mức cao nhất kể từ tháng 5/2022.
Tại Trung Quốc, hoạt động sản xuất của nhà máy cũng tăng với tốc độ nhanh nhất trong khoảng hai năm vào tháng 5 nhờ sản lượng mạnh và số lượng đơn đặt hàng mới, mang lại kỳ vọng về sự phục hồi trên diện rộng ở châu Á và các khu vực khác trên thế giới.
Chỉ số PMI Caixin/S&P của Trung Quốc đã tăng lên 51,7 trong tháng 5 từ mức 51,4 của tháng trước, tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 6/2022 và vượt qua dự báo của các nhà phân tích là 51,5.
Ngoài ra, dữ liệu tích cực cũng cho thấy sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất đang củng cố tăng trưởng của châu Á và giảm bớt tác động từ bất kỳ biến động nào trên thị trường do sự không chắc chắn về chính sách tiền tệ của Mỹ.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích vẫn tỏ ra thận trọng về triển vọng này.
Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng thị trường mới nổi tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life của Nhật Bản cho biết: “Sự cải thiện trong hoạt động của nhà máy có thể được thúc đẩy bởi hy vọng rằng sản xuất của Trung Quốc sẽ tăng trong thời gian tới. Nhưng vấn đề là nhu cầu ở nước này không cải thiện nhiều”.
“Còn quá sớm để đánh giá liệu sự cải thiện này có được duy trì hay không, do sự không chắc chắn về sức mạnh của các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ”, ông cho biết thêm.
Các cuộc khảo sát khu vực tư nhân cho thấy hoạt động sản xuất trong tháng 5 cũng mở rộng ở Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Việt Nam và Philippines.
Trong khi tại Ấn Độ, tăng trưởng sản xuất đã chậm lại xuống mức thấp nhất trong 3 tháng trong tháng 5 do đợt nắng nóng khiến một số công ty phải cắt giảm giờ làm việc. Tuy nhiên, các nhà đầu tư kỳ vọng ngành sản xuất sẽ nhận được sự thúc đẩy từ chi tiêu công trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Narendra Modi.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024 nhờ chính sách hỗ trợ
Hoạt động dịch vụ của Trung Quốc tháng 5/2024 tăng nhanh nhất trong 10 tháng
Lạm phát của Đức tăng trong tháng 5
Tình hình kinh tế là một trong những yếu tố được cử tri Mỹ quan tâm nhất
PMI tháng 5 của Trung Quốc gây thất vọng khi sản xuất giảm trở lại
Mỹ: Lạm phát hạ nhiệt chưa đủ nhanh
Chỉ số Ifo cho thấy kinh tế Đức chưa phục hồi mạnh mẽ
Kinh tế Eurozone lạc quan do tỷ lệ thất nghiệp giảm
Nhật Bản cắt giảm thuế để giúp người dân chống đỡ lạm phát
ECB đã sẵn sàng bắt đầu cắt giảm lãi suất
IMF nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc lên 5% trong năm nay
Ấn Độ: Lạm phát bán lẻ giảm trong khi lạm phát bán buôn tăng nhanh
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024
Xuất khẩu của Đức phục hồi nhưng dự báo trì trệ trong năm 2024