IMF nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc lên 5% trong năm nay
Thứ bảy, 1-6-2024AsemconnectVietnam - Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hôm thứ Tư (29/5), nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 5% trong năm nay nhưng sẽ tăng trưởng chậm hơn trong những năm tới.
IMF đã điều chỉnh tăng cả mục tiêu GDP năm 2024 và 2025 của Trung Quốc thêm 0,4 điểm phần trăm nhưng cảnh báo tăng trưởng ở quốc gia này sẽ chậm lại còn 3,3% vào năm 2029 do dân số già đi và năng suất tăng chậm hơn.
“Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự đoán sẽ duy trì ở mức 5% vào năm 2024 và giảm xuống còn 4,5% vào năm 2025… Dữ liệu GDP quý I mạnh mẽ và các biện pháp chính sách gần đây đã thúc đẩy việc nâng dự báo”, IMF cho biết.
Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến với tốc độ 5,3% trong quý I so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn dự báo của các nhà phân tích về mức tăng 4,6% trong cuộc khảo sát của Reuters.
Một loạt các chỉ số kinh tế gần đây trong tháng 4 bao gồm sản lượng nhà máy, thương mại và giá tiêu dùng cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã vượt qua thành công một số rủi ro suy thoái trong ngắn hạn, nhưng các nhà quan sát Trung Quốc cho biết vẫn chưa rõ liệu đà phục hồi có bền vững hay không.
Tiêu dùng trong nước vẫn yếu và phần lớn điều đó có liên quan đến niềm tin mong manh trong bối cảnh cuộc khủng hoảng lĩnh vực bất động sản kéo dài được nhiều người xem là trở ngại lớn nhất cho sự phục hồi kinh tế toàn diện.
IMF cho biết họ hoan nghênh các bước được các nhà hoạch định chính sách công bố hồi đầu tháng này nhằm ổn định lĩnh vực bất động sản và cho biết các bước “cần thiết để thúc đẩy lĩnh vực này hướng tới con đường bền vững hơn nên tiếp tục”.
Gita Gopinath, Phó giám đốc điều hành của IMF cho biết: “Các động thái chính sách này được hoan nghênh nhưng cần có hành động toàn diện hơn.
“Ưu tiên hàng đầu là huy động các nguồn lực của chính phủ trung ương để bảo vệ người mua những ngôi nhà chưa hoàn thiện đã bán trước và đẩy nhanh việc hoàn thiện những ngôi nhà chưa hoàn thiện, mở đường cho việc giải quyết các chủ đầu tư mất khả năng thanh toán… Cho phép mức giá linh hoạt hơn, đồng thời giám sát và giảm thiểu tác động lan tỏa tài chính vĩ mô tiềm ẩn, có thể kích thích hơn nữa nhu cầu nhà ở và giúp khôi phục trạng thái cân bằng”, bà cho biết.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Ấn Độ: Lạm phát bán lẻ giảm trong khi lạm phát bán buôn tăng nhanh
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024
Xuất khẩu của Đức phục hồi nhưng dự báo trì trệ trong năm 2024
Thái Lan tìm cách khắc phục tình trạng trì trệ kinh tế
Lạm phát của Nhật Bản tiếp tục chậm lại khiến BOJ thận trọng với việc tăng lãi suất
Kinh tế Trung Quốc phục hồi, xuất khẩu và nhập khẩu tăng trở lại
Niềm tin của người tiêu dùng vẫn ở dưới mức trước đại dịch bất chấp sự phục hồi kinh tế toàn cầu
Fed kiên định với mục tiêu đưa lạm phát dài hạn về ngưỡng 2%
Sản lượng công nghiệp của Ấn Độ tăng 4,9% trong tháng 3/2024
Chỉ số giá bán buôn tháng 4/2024 của Ấn Độ tăng với tốc độ nhanh nhất trong một năm
Lạm phát của Đức ở mức 2,4% trong tháng 4/2024
Lạm phát bán lẻ của Ấn Độ giảm nhẹ trong tháng 4/2024, giá thực phẩm tiếp tục tăng
Sản lượng công nghiệp của Đức giảm ít hơn dự kiến trong tháng 3/2024
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi
Danh bạ doanh nghiệp tỉnh Ehime, Nhật Bản
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thông tin và tăng cường kết nối giao dịch với các doanh nghiệp Nhật Bản, Thương vụ Việt Nam tại ...Châu Á là khu vực xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam ...
Những mặt hàng nông sản chủ lực trong quý 1 và dự báo xuất ...