Thứ tư, 3-7-2024 - 16:36 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường nông sản thế giới ngày 31/5/2024 

 Thứ sáu, 31-5-2024

AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch thế giới ngày 30/5/2024, tức rạng sáng nay giờ Việt Nam, giá gạo Việt Nam, Thái Lan giảm, gạo Ấn Độ ổn định. Cà phê tăng. Đường giảm. Cao su Nhật Bản tăng phiên thứ 7 liên tiếp.

Giá gạo Việt Nam, Thái Lan giảm, giá của Ấn Độ ổn định
Giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan và Việt Nam giảm trong tuần này do nhu cầu yếu và nguồn cung đang tăng, trong khi gạo Ấn Độ giữ ổn định trong bối cảnh nhu cầu mạnh từ các quốc gia Châu Phi. Tại Việt Nam, gạo 5% tấm được chào bán ở mức 580 – 585 USD/tấn, giảm từ 585 – 590 USD một tuần trước.
Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 5 được ước tính tăng 35,5% so với cùng tháng năm trước lên 980.000 tấn. Xuất khẩu gạo trong 5 tháng đầu năm năm tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước lên 4,15 triệu tấn.
Tại Thái Lan, gạo 5% tấm được chào bán ở mức 620 tới 630 USD/tấn, giảm nhẹ từ 630 tới 635 USD/tấn một tuần trước.
Một thương nhân tại Bangkok cho biết giá giảm do phiên đấu giá trước đó đẩy giá bán lên cao một cách giả tạo nhưng cuối cùng gạo Thái Lan vẫn không bán được. Một thương nhân khác cho biết nhu cầu ổn định từ Châu Phi và Iraq hỗ trợ giá và nguồn cung bổ sung sẽ đến trong tháng 7 và tháng 8.
Tại Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm được chào bán ở mức 535 – 543 USD/tấn trong tuần này, thay đổi ít so với mức 536 – 544 USD/tấn một tuần trước.Tại Bangladesh, giá vẫn ở mức cao bất chấp mùa màng và trữ lượng tốt, điều này ảnh hưởng nặng nề tới người tiêu dùng.
Cà phê tăng
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 93 USD hay 2,2% lên 4.270 USD/tấn sau khi đạt cao nhất một tháng tại 4.388 USD/tấn. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 1,5% lên 2,33 USD/lb.
Hoạt động giao dịch tại Việt Nam yếu trong tuần này do nguồn cung thấp và giá cao, trong khi mức cộng tại Indonesia giảm trong bối cảnh giá ở London tăng và gần tới vụ thu hoạch.
Nông dân tại Tây Nguyên, Việt Nam đang bán cà phê ở mức 120.000 – 121.200 đồng (4,71 – 4,76 USD)/kg, tăng từ 110.000 – 114.500 đồng một tuần trước.
Một lái thương cho biết “giao dịch hiện nay rất yếu do các nguồn cung cấp từ đại lý và nông dân rất thấp”. “Một số nhà rang xay phải mua cà phê robusta từ Brazil để đáp ứng nhu cầu của họ, nhưng phải mất khoảng 3 tháng để cà phê đến đây, chưa kể thuế nhập khẩu bổ sung mà họ phải trả”.
Cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ được chào bán ở mức cộng 600 – 700 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 tại London.
Việt Nam đã xuất khẩu 833.000 tấn cà phê trong 5 tháng đầu năm nay, giảm 3,9% so với một năm trước. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu cà phê trong cùng giai đoạn này tăng 44% lên 2,9 tỷ USD.
Tại Indonesia, cà phê robusta Sumatra giao tháng 6 được chào bán ở mức cộng 800 USD trong tuần này giảm từ mức cộng 1.250 USD/tấn một tuần trước.
Đường giảm
Đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 0,16 US cent hay 0,9% xuống 18,19 US cent/lb, tiếp tục giảm từ phiên trước. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 0,6% xuống 540,1 USD/tấn.
Sản lượng đường tại Brazil vẫn tăng so với năm ngoái mặc dù thị trường dự đoán nửa cuối của niên vụ này sẽ không quá mạnh. Mưa gió mùa đã đổ bộ vào bở biển bang Kerala ở cực nam của Ấn Độ trong ngày 30/5, sớm hơn hai ngày so với dự kiến, giúp giảm bớt đợt nắng nóng gay gắt đồng thời thúc đẩy triển vọng mùa màng bội thu.Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 0,6% xuống 540,1 USD/tấn.
Ukraine sẽ chính thức cấm xuất khẩu đường sang Liên minh Châu Âu trong thời gian còn lại năm nay khi hạn ngạch EU của nước này đã được dùng hết.
Cao su Nhật Bản tăng phiên thứ 7 liên tiếp
Cao su Nhật Bản tăng phiên thứ 7 liên tiếp theo xu hướng tăng tại thị trường Thượng Hải và giá giao ngay tăng, mặc dù dầu giảm và đồng JPY mạnh hơn đã hạn chế đà tăng.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch Osaka đã tăng khoảng 4% khi đóng cửa tăng 1,88% lên 346,2 JPY (2,21 USD)/kg. Giá cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải đóng cửa tăng 395 CNY lên 15.670 CNY (2.161,83 USD)/tấn. Đồng Yên tăng lên từ mức thấp nhất 4 tuần so với đồng USD. Đồng Yên hồi phục khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này trở nên đắt đỏ hơn với các khách hàng nước ngoài.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản mở cửa giảm 1,15%. Giá cao su tấm hun khói (RSS3) xuất khẩu tiêu chuẩn của Thái Lan RUB-RSS3C-BKK và cao su khối (STR20) RUB-STR20C-BKK tiếp tục tăng, trong bối cảnh nguồn cung thấp còn nhu cầu từ các nhà máy lại tăng cao.
Giá dầu giảm gần 1% do lo lắng về nhu cầu xăng của Mỹ và số liệu kinh tế yếu có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Lãi suất cao để giải quyết tình trạng lạm phát kéo dài có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu mỏ. Các nhà đầu tư đang chú ý đến việc chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ trong tháng 4 sẽ được công bố vào 31/5. Cao su tự nhiên thường chịu sự điều chỉnh của giá dầu khi cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu thô.
Giá cam cao kỷ lục
Giá nước cam đang leo lên mức kỷ lục do thời tiết xấu và dịch bệnh ở Brazil, nước xuất khẩu cam lớn nhất thế giới. Tình trạng này buộc các nhà sản xuất nước cam phải tính đến việc sử dụng các loại quả họ cam quýt khác để thay thế.
Giá hợp đồng tương lai nước cam đã trên đà tăng mạnh kể từ cuối năm 2022. Khi đó, bão lớn và một đợt rét đậm đã tàn phá hàng hàng mẫu rừng cam ở Florida, khu vực trồng cam chính ở Mỹ - nhà sản xuất nước cam lớn thứ hai thế giới.
Nhưng giá bật tăng đặc biệt dữ dội trong tháng 5/2024 khi thị trường hoảng loạn về nguy cơ mất mùa ở Brazil. Hợp đồng tương lai nước cam cô đặc, được giao dịch trên sàn Intercontinental Exchange ở New York, vọt lên mức 4,92 USD/pound (tương đương khoảng 10,8 USD/kg) trong phiên 28/5, gần gấp đôi so với một năm trước.
Tình trạng thiếu hụt hiện nay là một cuộc khủng hoảng. Chúng tôi chưa bao giờ thấy điều gì tương tự, ngay cả trong các đợt rét đậm và bão lớn
Ông Kees Cools, Chủ tịch Hiệp hội Nước ép Rau quả Quốc tế (IFU), bình luận.
Tình trạng thiếu hụt trầm trọng làm dấy lên nguy cơ giá bán tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng và làm đảo lộn ngành nước cam toàn cầu, theo IFU.
T.Huong
Nguồn: Vitic

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25712682216