Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất siêu của Việt Nam tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024
Thứ sáu, 31-5-2024AsemconnectVietnam - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 305,53 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,2%; nhập khẩu tăng 18,2%.
5 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,01 tỷ USD, giảm so với mức xuất siêu 10,2 tỷ USD trong cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay.
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 5/2024
Trong tháng 5/2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,62 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, về xuất khẩu, tháng 5/2024 ước đạt 32,81 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5/2024 ước đạt 33,81 tỷ USD, tăng 12,8% so với tháng trước.
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024
Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 156,77 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 43,69 tỷ USD, tăng 20,5%, chiếm 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 113,08 tỷ USD, tăng 13,3%, chiếm 72,1%.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 148,76 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 54,95 tỷ USD, tăng 24,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 93,81 tỷ USD, tăng 14,9%.
Thị trường xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa chủ đạo của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 44,0 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 54,9 tỷ USD.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 38,1 tỷ USD tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 14,3 tỷ USD, tăng 18,4%; xuất siêu sang Nhật Bản 290 triệu USD, giảm 61,8%; nhập siêu từ Trung Quốc 32,3 tỷ USD, tăng 55,9%; nhập siêu từ Hàn Quốc 11,1 tỷ USD, tăng 1,3%; nhập siêu từ ASEAN 4,2 tỷ USD, tăng 39,1%.
Tháng 5/2024 ước tính nhập siêu 1 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,01 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 10,2 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,26 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 19,27 tỷ USD.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tháng 5/2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 5,06 tỷ USD, tăng 11,2% so với tháng 5/2023; trong đó, xuất khẩu nông sản chính đạt 2,73 tỷ USD (tăng 14,3%); xuất khẩu lâm sản đạt 1,35 tỷ USD (tăng 17,9%); xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 45,8 triệu USD (tăng 10,2%); riêng xuất khẩy thủy sản đạt 780 triệu USD (giảm 3,5%) và xuất khẩu đầu vào sản xuất 153 triệu USD (giảm 6,9%).
Tính chung 5 tháng đầu năm, hầu hết các nhóm hàng đều tăng nên kim ngạch xuất khẩu tăng, đạt 24,14 tỷ USD. Đóng góp vào kết quả xuất khẩu này có, nông sản đạt 13,11 tỷ USD, tăng 27,7%; lâm sản đạt 6,58 tỷ USD, tăng 22,7%; thủy sản đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3,6%; chăn nuôi đạt 199 triệu USD, tăng 5,6%. Riêng đầu vào sản xuất 756 triệu USD, giảm 1,3%.
Về giá trị xuất khẩu, hầu hết các mặt hàng chủ lực đều cao hơn cùng kỳ năm ngoái, như: Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,14 tỷ USD (tăng 23,6%); cà phê đạt 2,9 tỷ USD (tăng 44,1%); gạo đạt 2,65 tỷ USD (tăng 38,2%); hạt điều đạt 1,55 tỷ USD (tăng 19,3%); rau quả đạt 2,59 tỷ USD (tăng 28,1%) và tôm đạt 1,3 tỷ USD (tăng 7,5%).
Giá xuất khẩu bình quân như sau: Gạo đạt 638 USD/tấn, tăng 20,5%; cà phê đạt 3.482 USD/tấn, tăng 49,9%; cao su đạt 1.504 USD/tấn, tăng 8,8%; hồ tiêu 4.308 USD/tấn, tăng 39,3%; riêng hạt điều đạt 5.378 USD/tấn, giảm 8,6%; chè 1.656 USD/tấn, giảm 0,8%…
Giá trị xuất khẩu vào các thị trường đều tăng. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường châu Á đạt 11,31 tỷ USD (tăng 17,5%); châu Mỹ đạt 5,4 tỷ USD (tăng 23,1%); châu Âu đạt 3,2 tỷ USD (tăng 39,4%); châu Phi đạt 459 triệu USD (tăng 26,1%) và châu Đại Dương đạt 341 triệu USD (tăng 24,8%).
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam; trong đó, giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 20,6%, tăng 23,9%; Trung Quốc chiếm 19,2%, tăng 8,6% và Nhật Bản chiếm 6,7%, tăng 6,6%.
CK
Nguồn: VITIC/congthuong.vn
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu sắt thép của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu và nhập khẩu thủy sản Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024
Trao đổi thương mại Việt Nam – New Zealand 4 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu và nhập khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024
Giá sắn xuất khẩu tăng 18% trong 4 tháng
Xuất khẩu dệt may liệu có “cửa” phục hồi?
Những mặt hàng chính nhập khẩu tử Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD
4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu