Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024
Thứ ba, 21-5-2024AsemconnectVietnam - Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu 624.462 tấn phân bón các loại, tương đương 252,4 triệu USD.
Trong khi đó, 4 tháng đầu năm 2024 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 1,59 triệu tấn, trị giá trên 505,37 triệu USD.
Các thị trường xuất khẩu phân bón chủ đạo của Việt Nam tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu 624.462 tấn phân bón các loại, tương đương 252,4 triệu USD, giá trung bình 404,2 USD/tấn, tăng 16,2% về khối lượng, tăng 8,7% về kim ngạch nhưng giảm 6,5% về giá so với 4 tháng đầu năm 2023.
Riêng tháng 4/2024 xuất khẩu 123.796 tấn phân bón các loại, đạt 44,08 triệu USD, giá 356 USD/tấn, giảm 16,8% về khối lượng, giảm 29,8% kim ngạch và giảm 15,6% về giá so với tháng 3/2024; So với tháng 4/2023 cũng giảm cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức giảm tương ứng 6,2%, 9% và 3,1%.
Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, riêng thị trường này chiếm trên 23% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 145.783 tấn, tương đương 59,28 triệu USD, giá trung bình 406,7 USD/tấn, giảm 3,8% về lượng, giảm 9,7% kim ngạch và giảm 6% về giá so với cùng kỳ năm 2023. Riêng tháng 4/2024 xuất khẩu sang thị trường này tăng 17,8% về khối lượng, tăng 16,2% về kim ngạch nhưng giảm 1,3% về giá so với tháng 3/2024, đạt 42.272 tấn, tương đương 16,8 triệu USD.
Đứng sau thị trường chủ đạo Campuchia là các thị trường như: Hàn Quốc đạt 83.385 tấn, tương đương 34,49 triệu USD, giá trung bình 413,6 USD/tấn, tăng mạnh 74,7% về lượng, tăng 96,1% kim ngạch và tăng 12,3% về giá, chiếm trên 13% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.
Xuất khẩu sang thị trường Philippines đạt 38.633 tấn, tương đương 18,6 triệu USD, giá trung bình 481,3 USD/tấn, tăng 281% về lượng và tăng 192,5% kim ngạch, nhưng giá giảm 23,2%, chiếm trên 6,2% trong tổng khối lượng và chiếm 7,4% tổng kim ngạch.
Xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 45.012 tấn, tương đương 15,46 triệu USD, giá trung bình 343,5 USD/tấn, tăng 18,4% về lượng, tăng 19,5% kim ngạch, giá tăng 0,9%, chiếm 7,2% trong tổng khối lượng và chiếm 6,1%% trong tổng kim ngạch.
Các thị trường nhập khẩu phân bón chủ đạo của Việt Nam 4 tháng năm 2024
4 tháng đầu năm 2024 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 1,59 triệu tấn, trị giá trên 505,37 triệu USD, giá trung bình đạt 317,7 USD/tấn.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2024 cả nước nhập khẩu 495.103 tấn phân bón, tương đương 163,17 triệu USD, giá trung bình 329,6 USD/tấn, tăng 15,5% về lượng, tăng 32,3% kim ngạch và tăng 14,6% về giá so với tháng 3/2024. So với tháng 4/2023 cũng tăng 60,8% về lượng, tăng 48,6% kim ngạch nhưng giảm 7,6% về giá.
Trong tháng 4/2024 nhập khẩu phân bón từ thị trường chủ đạo Trung Quốc tiếp tục tăng 10,5% về lượng, tăng 57,9% kim ngạch và tăng 42,9% về giá so với tháng 3/2024, đạt 192.850 tấn, tương đương 63,12 triệu USD, giá 327,3 USD/tấn; So với tháng 4/2023 tăng 9% về lượng, tăng 8% kim ngạch nhưng giảm 0,9% về giá. Nhập khẩu từ thị trường Nga tháng 4/2024 tăng mạnh 417% về lượng, tăng 276,9% kim ngạch nhưng giảm 27% về giá so với tháng 3/2024, đạt 101.515 tấn, tương đương trên 31,88 triệu USD, giá 314 USD/tấn; so với tháng 4/2023 thì tăng mạnh 916% về lượng, tăng 536,8% kim ngạch nhưng giảm 37,3% về giá.
Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2024 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 1,59 triệu tấn, trị giá trên 505,37 triệu USD, giá trung bình đạt 317,7 USD/tấn, tăng 75% về khối lượng, tăng 49,4% về kim ngach nhưng giảm 14,6% về giá so với 4 tháng đầu năm 2023. Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 46,5% trong tổng lượng và chiếm 33% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 659.463 tấn, tương đương 167,29 triệu USD, giá trung bình 253,7 USD/tấn, tăng 37,7% về lượng, tăng 0,8% về kim ngạch nhưng giảm 26,8% về giá so với 4 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Nga đứng thứ 2, chiếm 15,2% trong tổng lượng và chiếm 22,9% trong tổng kim ngạch, với 241.950 tấn, tương đương 115,69 triệu USD, giá trung bình 478,2 USD/tấn, tăng 684% về lượng, tăng 563,7% về kim ngạch nhưng giảm 15,4% về giá so với 4 tháng đầu năm 2023.
Nhập khẩu phân bón từ thị trường Đông Nam Á đạt 163.218 tấn, tương đương 51,75 triệu USD, tăng 36,4% về lượng, tăng 3% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm trên 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
Phân bón nhập khẩu từ thị trường FTA RCEP đạt gần 1,01 triệu tấn, tương đương 259,02 triệu USD, tăng 35% về lượng, tăng 2,9% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 63,3% trong tổng lượng và chiếm 51,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
Nhập khẩu phân bón từ thị trường FTA CPTTP đạt 236.087 tấn, tương đương 50,29 triệu USD, tăng 92,4% về lượng, tăng 161% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 14,8% trong tổng lượng và chiếm 10% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
CK
Nguồn: VITIC
Xuất khẩu dệt may liệu có “cửa” phục hồi?
Những mặt hàng chính nhập khẩu tử Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD
4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu
Các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024
Tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024
Các thị trường xuất khẩu rau quả chủ lực của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD
Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại 4 tháng đầu năm 2024
Dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024
Trao đổi thương mại Việt Nam với Trung Quốc và Singapore quý 1/2024