Thứ hai, 25-11-2024 - 13:48 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường ngũ cốc thế giới ngày 15/5: Giá đậu tương ổn định khi nhà sản xuất hàng đầu Brazil tăng ước tính thu hoạch 

 Thứ tư, 15-5-2024

AsemconnectVietnam - Giá đậu tương kỳ hạn tại Chicago tăng nhẹ vào thứ Tư nhưng vẫn dưới mức cao nhất trong 5 tháng của tuần trước sau khi dữ liệu cho thấy quá trình chế biến đậu tương đã chậm lại ở Mỹ và cơ quan cây trồng của nhà xuất khẩu hàng đầu Brazil nâng dự báo thu hoạch.

Giá lúa mì kỳ hạn tăng do các nhà giao dịch cân nhắc tác động của thời tiết bất lợi đối với cây trồng ở Nga, nước vận chuyển ngũ cốc lớn nhất và theo đó giá ngô cũng tăng giá.
Ghi nhận vào lúc 11h24 ngày 15/5/2024, theo giờ Việt Nam, trên Sàn Thương mại Chicago (CBOT), hợp đồng đậu tương tăng 0,2%, ở mức 12,17USD/bushe. Trong khi, hợp đồng lúa mì CBOT cao hơn 0,8% ở mức 6,78USD/bushel và giá ngô tăng 0,4%, lên 4,69-1/4USD/bushel.
Nguồn cung dồi dào đã đẩy cả ba hợp đồng này xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020 vào đầu năm nay nhưng giá đã phục hồi phần nào do thời tiết bất lợi và bệnh dịch côn trùng trên các cánh đồng ngô của Argentina.
Giá đậu tương tăng khoảng 8% so với mức thấp trong năm nay, giá ngô tăng khoảng 16% và giá lúa mì tăng gần 30%.
Conab của Brazil đã điều chỉnh dự báo sản lượng đậu tương trong niên vụ 2023/24 của nước này thêm 1,16 triệu tấn lên 147,685 triệu tấn bất chấp lũ lụt ở bang Rio Grande do Sul - bang sản xuất đậu tương lớn thứ hai.
Nguồn cung giá rẻ của Brazil tiếp tục vượt trội so với giá đậu tương của Mỹ, gây áp lực giảm giá kỳ hạn tại Chicago.
Ông Andrew Whitelaw, nhà tư vấn nông nghiệp của dịch vụ phân tích thị trường Episode 3 ở Canberra cho biết, trong những tuần tới, các thương nhân sẽ tập trung vào việc liệu diện tích gieo trồng lớn ở Brazil có bù đắp cho vụ màng bị mất do lũ lụt hay không.
Ông nói thêm: “Thảo luận về lệnh ngừng bắn ở Trung Đông cũng có thể khiến giá dầu chịu áp lực, điều này có thể tác động đến giá hạt có dầu”. Giá dầu thô Brent đã giảm khoảng 10% so với mức đỉnh hồi tháng Tư.
Trong khi đó, hoạt động chế biến đậu tương của Mỹ chậm lại trong tháng 4 so với mức kỷ lục trong tháng 3 do biên lợi nhuận thu hẹp và thời gian ngừng hoạt động theo mùa tại các nhà máy chế biến.
Chính quyền Biden tuyên bố tăng thuế đối với một loạt hàng nhập khẩu của Trung Quốc, nhưng không phải tăng thuế đối với mặt hàng dầu ăn đã qua sử dụng của Trung Quốc, khiến các thương nhân thất vọng khi đã tăng giá trong bối cảnh có tin đồn rằng thuế này sẽ được áp dụng, dẫn đến việc sử dụng nhiều dầu đậu nành của Mỹ để sản xuất nhiên liệu tái tạo.
Về thị trường lúa mì, ứng cử viên Bộ trưởng Nông nghiệp của Nga cho biết nước này đã mất mùa gieo trồng trên khoảng 500.000 ha trong năm nay do thời tiết xấu nhưng Nga có đủ nguồn lực để trồng lại chúng.
N.Hao
Nguồn: VITIC/Reuters
 

  PRINT     BACK
 Thị trường thép và nguyên liệu sản xuất thép Trung Quốc ngày 15/5: Giá quặng sắt giảm phiên thứ 2 liên tiếp
 Thị trường nông sản thế giới ngày 15/5: Giá đường thô chạm mức thấp nhất trong 18 tháng
 Trung Quốc: Giá các mặt hàng chủ chốt phục vụ sản xuất tăng cao
 Mỹ tăng mạnh thuế nhập khẩu xe điện, chip và nhiều mặt hàng Trung Quốc
 Khan hiếm nguồn cung chip bộ nhớ hiệu suất cao kéo dài đến hết năm nay
 Thị trường kim loại thế giới ngày 15/5: Giá bạch kim tăng lên mức cao nhất trong một năm
 Thị trường năng lượng thế giới ngày 14/5: Giá dầu thô giảm mạnh
 Thị trường ngũ cốc ngày 14/5: Giá lúa mì gần mức cao nhất 10 tháng do sương giá đe dọa nguồn cung của Nga
 Thị trường thép và nguyên liệu sản xuất thép Trung Quốc ngày 14/5: Giá than luyện cốc giảm xuống mức thấp nhất hơn 1 tháng do triển vọng nguồn cung tăng
 Giá càphê, dầu ôliu và cacao dự kiến tăng mạnh
 Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á cần hơn 30 triệu tấn gạo trong năm 2024
 Ấn Độ có thể xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
 Nhu cầu thép phế toàn cầu vẫn yếu
 Nhập khẩu thép của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm giảm 3,7%
 Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Ấn Độ tiếp tục dẫn đầu thị trường gạo thế giới

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25716003201