Thứ năm, 4-7-2024 - 1:20 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường nông sản thế giới ngày 10/5: Giá tiêu tăng 

 Thứ sáu, 10-5-2024

AsemconnectVietnam - Chốt phiên giao dịch ngày 9/5 giá cà phê, giá ngô, giá đậu tương giảm, trong khi giá lúa mì, giá dầu cọ tăng, riêng giá cao su trái chiều.

Cà phê giảm
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London lúc 5h30 phút ngày 9/5/2024 tăng nhẹ, dao động từ 3.138 - 3.388 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 3.388 USD/tấn (tăng 10 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 3.311 USD/tấn (tăng 6 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 3.232 USD/tấn (tăng 6 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 01/2025 là 3.138 USD/tấn (tăng 10 USD/tấn).
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 9/5 giảm nhẹ. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 196.60 cent/lb (giảm 0,03%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 192,20 cent/lb (giảm 0,10%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 194,00 cent/lb (giảm 0,13%) và kỳ giao hàng tháng 03/2025 là 193,10 cent/lb (giảm 0,31%).
Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 9/5/2024 tăng giảm tùy từng kỳ hạn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2024 là 239,75 USD/tấn (giảm 0,93%); kỳ giao hàng tháng 7/2024 là 244,65 USD/tấn (tăng 0,78%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 238,55 USD/tấn (tăng 0,38%); và kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 232,25 USD/tấn (giảm 0,06%).
Tình trạng khô hạn ở Brazil có thể làm giảm sản lượng cà phê đang trong giai đoạn cuối nuôi trái và thúc đẩy giá cà phê tăng.
Ngô và đậu tương giảm, lúa mì tăng
Trên Sàn Thương mại Chicago (CBOT), hợp đồng lúa mì kỳ hạn tháng 7 tăng 3,5 cent, lên 6,37-1/2 USD/bushel. Ngược lại, giá ngô kỳ hạn tháng 7 giảm 2 cent xuống 4,56-1/2 USD/bushel, và giá đậu tương kỳ hạn tháng 7 giảm 19-1/4 cent xuống 12,08-1/2 USD/bushel.
Giá lúa mì kỳ hạn tại Chicago tăng khi Nga tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại các khu vực trồng ngũ cốc quan trọng do sương giá, trong khi đậu tương và ngô giảm trước khi Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố báo cáo cung cầu hàng tháng.
USD/bushel.
Tiêu tăng
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 4.902 USD/tấn, giảm 0,18%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 4.900 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.447 USD/tấn, giảm 0,16%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 4.600 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 4.700 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 6.600 USD/tấn. IPC tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ tại Indonesia, trong khi tăng giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam thêm 200 USD (hơn 4%), thêm 100 USD với tiêu trắng (1,54%).
Dầu cọ tăng trở lại
Trên sàn Bursa Malaysia, hợp đồng dầu cọ giao tháng 7/2024 tăng 16 ringgit, tương đương 0,41% chốt ở 3.885 ringgit (819,62 USD)/tấn.
Giá dầu cọ kỳ hạn tăng trở lại trong bối cảnh giá dầu thô tăng, mặc dù mức tăng bị hạn chế bởi giá các loại dầu thực vật cạnh tranh khác sụt giảm.
Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters dự báo, hợp đồng này có thể quay trở lại mức 3.926 - 3.969 ringgit/tấn.
Cao su trái chiều
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2024 tăng 0,54% lên mức 313,7 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2024 ở mức 13.910 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,61%.
Trong các tháng đầu năm 2024, thị trường cao su vẫn bị chi phối bởi kinh tế toàn cầu không hoàn toàn lạc quan, căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang, đặc biệt là xung đột Nga với Ukraina, các cuộc đảo chính quân sự ở châu Phi và bất ổn ở Trung Đông đã mang đến những thách thức đối với chuỗi cung ứng và logistics toàn cầu.
Tuy nhiên, giá cao su vẫn tăng trưởng đáng kể do nguồn cung khan hiếm bởi các yếu tố mùa vụ và nhờ vào sự phục hồi của ngành sản xuất ô tô và lốp xe toàn cầu. Trong các tháng đầu năm 2024, nhập khẩu cao su của các thị trường như Ấn Độ, Mỹ, Malaysia đều có xu hướng tăng do nhu cầu dần được cải thiện.
Trong khi nhập khẩu của Trung Quốc và EU giảm. Qua số liệu thống kê cho thấy, ngoài Trung Quốc và Ấn Độ thì thị phần cao su của Việt Nam tại các thị trường này vẫn ở mức thấp. Trung Quốc: Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong quý I/2024, Trung Quốc nhập khẩu 1,87 triệu tấn cao su, trị giá 2,92 tỷ USD, giảm 11,1% về lượng và giảm 6,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, nhập khẩu cao su của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 405,4 nghìn tấn, trị giá 563,91 triệu USD, giảm 2,9% về lượng, nhưng tăng 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần cao su Việt Nam chiếm 19,32% trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc, cao hơn so với mức 18,1% của cùng kỳ năm 2023.
Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Ấn Độ, trong 2 tháng đầu năm 2024, Ấn Độ nhập khẩu 188,67 tấn cao su, trị giá 339,16 triệu USD, tăng 15% về lượng và tăng 13,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, Bộ Công Thương Việt Nam đưa tin.
Trong đó, nhập khẩu cao su của Ấn Độ từ Việt Nam đạt 22,22 nghìn tấn, trị giá 34,37 triệu USD, tăng 182,7% về lượng và tăng 201,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, thị phần cao su Việt Nam chiếm 10,13% trong tổng trị giá nhập khẩu của Ấn Độ, cao hơn so với mức 3,81% của 2 tháng đầu năm 2023.
Ấn Độ quyết định giảm thuế nhập khẩu đối với một số loại xe điện được sản xuất bởi các nhà sản xuất ô tô cam kết đầu tư ít nhất 500 triệu USD và bắt đầu sản xuất trong nước trong vòng 3 năm. Điều này hứa hẹn triển vọng tốt đối với ngành công nghiệp ô tô của quốc gia này và nhu cầu về cao su cũng tích cực hơn cho hoạt động sản xuất lốp xe trong thời gian tới.
N. Hao
Nguồn: VITIC













 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25712688836